Site icon Medplus.vn

7 sai lầm của bố mẹ khiến trẻ bị kém tự tin

7 sai lầm của bố mẹ khiến trẻ bị kém tự tin

7 sai lầm của bố mẹ khiến trẻ bị kém tự tin

Sự tự tin mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong cả học tập lẫn cuộc sống. Vì vậy, bố mẹ nên tránh những sai lầm có thể khiến trẻ bị kém tự tin cũng như ảnh hưởng quá trình phát triển của trẻ nhé!

Cho phép trẻ không phải làm việc nhà

Nhiều bố mẹ cho rằng, trẻ mà phải làm việc nhà sẽ càng thêm căng thẳng. Nhưng thực ra, việc trẻ đỡ đần bố mẹ lại giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm hơn.

Khi làm những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi của mình, trẻ sẽ có cảm giác tự chủ, tự hào vì mình hoàn thành công việc. Vì vậy, bố mẹ nên để trẻ làm nhiều việc nhà, dù nhỏ như cho đồ bẩn vào máy giặt, để trẻ thấy rằng mình thực sự cũng rất giỏi giang.

Ngăn trẻ mắc sai lầm không làm trẻ tự tin hơn

Việc chứng kiến thất bại của con quả là điều khó khăn đối với bố mẹ. Chính vì vậy, có rất nhiều trường hợp, con chưa kịp ngã thì bố mẹ đã chạy tới đỡ rồi. Tuy nhiên, việc quá bao bọc trẻ vô tình lại tước đi cơ hội để trẻ học cách tự mình đứng dậy sau vấp ngã.

Thất bại là mẹ thành công. Chính những sai lầm sẽ là cơ hội để trẻ rèn luyện sức mạnh tinh thần, từ đó làm tốt hơn vào lần sau.

Bảo vệ cảm xúc của trẻ một cách thái quá

Bố mẹ luôn cảm thấy lo lắng khi con buồn hay cáu giận, và sẽ tìm cách để xoa dịu tinh thần cho con. Thế nhưng, cách bố mẹ phản ứng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí thông minh cảm xúc và lòng tự trọng của trẻ.

Bố mẹ nên giúp trẻ xác định được nguyên nhân gây nên cảm xúc và dạy trẻ cách tự điều chỉnh, cũng như giải thích về những cảm xúc đó, để trẻ xử lý chúng một cách phù hợp trong các hoàn cảnh xã hội khác sau này.

Tạo cho trẻ tâm lý “nạn nhân” khiến trẻ bị kém tự tin

Việc nói với trẻ những điều như “Bố mẹ không thể mua đồ chơi mới cho con giống các bạn vì nhà mình nghèo” sẽ khiến trẻ giữ suy nghĩ là hầu như mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đều nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

Thay vì để trẻ tự tội nghiệp bản thân mình hoặc phóng đại sự bất hạnh lên, bố mẹ nên động viên trẻ có những hành động tích cực (ví dụ: bỏ lợn tiết kiệm để mua thứ mình muốn). Những trẻ có nhận thức về những lựa chọn của mình trong cuộc đời sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của bản thân trong việc cải thiện tương lai.

Che chở thái quá cho trẻ

Bố mẹ luôn muốn giữ con trong vòng tay bảo vệ của mình. Tuy nhiên, việc tránh cho trẻ khỏi mọi thách thức trong cuộc sống sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ.

Hãy trở thành người hướng dẫn cho con, thay vì là một người bảo vệ. Hãy để cho trẻ được trải nghiệm cuộc sống. Cho trẻ cơ hội cảm thấy tự tin hơn về khả năng xử lý những thách thức trên đường đời.

Kỳ vọng sự hoàn hảo

Việc bố mẹ có kỳ vọng cao cũng là bình thường. Nhưng việc kỳ vọng quá mức lại có hậu quả nhất định. Khi trẻ thấy những kỳ vọng đối với mình là quá cao, thì trẻ thậm chí sẽ không buồn cố gắng, hoặc có thể cảm thấy rằng dù có làm gì đi nữa thì mình cũng không bao giờ đạt tới tiêu chuẩn đó.

Thay vì thế, bố mẹ có thể đưa ra những kỳ vọng dài hạn rõ ràng và đặt từng cột mốc trong suốt chặng đường hoàn thành chúng. Ví dụ: Kỳ vọng dài hạn của bố mẹ là con vào đại học. Vậy thì, bố mẹ nên giúp trẻ tạo ra những mục tiêu ngắn hạn như hoàn thành bài tập, đọc thêm nhiều sách…

Trừng phạt thay vì rèn kỷ luật

Trẻ cần biết rằng nhiều hành động có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc trừng phạt hoàn toàn khác xa so với rèn kỷ luật. Trẻ được rèn kỷ luật sẽ nghĩ: “Mình đã có một lựa chọn sai lầm”. Còn những trẻ bị trừng phạt lại nghĩ: “Mình là người xấu”.

Việc rèn kỷ luật trẻ giúp trẻ tự tin rằng, sau này mình sẽ đưa ra được những lựa chọn thông minh và lành mạnh hơn. Trong khi đó, việc trừng phạt, đánh mắng trẻ làm nhụt chí, nghĩ rằng mình không có khả năng làm gì tốt cả.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version