Site icon Medplus.vn

7 Sự thật về Hội chứng nhạy cảm với âm thanh bạn nên biết

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh là gì?

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh Misophonia là một rối loạn thần kinh trung ương khiến bạn có phản ứng bất thường với những âm thanh bình thường. Nghiên cứu phát hiện khoảng 29% người mắc hội chứng này có xu hướng trở nên nóng nảy khi nghe tiếng ồn. Họ không thích và 17% số khác tỏ ra tức giận với các đồ vật.

Hội chứng này còn được gọi là hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc. Gây ra do một bất thường của não tạo nên hai triệu chứng tâm lý và sinh lý. Người mắc Misophonia sẽ cực kì khó chịu với những âm thanh tưởng chừng như vô hại. Như tiếng nhấp bút, tiếng thở, tiếng ăn uống… đến nỗi mồ hôi nhễ nhại. Thậm chí là có hành động cực đoan.

Mẫn cảm với âm thanh gây ra một phản ứng chạy trốn hoặc tấn công ở những người bị hội chứng này, gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của họ. Họ có thể cảm thấy lo lắng, giận dữ và hoảng loạn khi nghe các âm thanh kích hoạt. Từ đó, họ bắt đầu xa lánh các cuộc giao lưu về xã hội và giảm dần các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân gây ra chứng nhạy cảm với âm thanh

Thực chất, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây dị ứng với tiếng ồn. Nhưng đây chắc chắn không phải là vấn đề về thính giác. Các bác sĩ cho rằng, bệnh này xuất hiện do cả lý do về tâm lý và vật lý. Căn bệnh này thường có liên quan đến cách âm thanh tác động đến não bộ và kích hoạt các phản xạ vô điều kiện của cơ thể.

Theo nghiên cứu mới, các bác sĩ tin rằng Misophonia liên kết chặt chẽ với não, như việc thuận tay phải hoặc tay trái. Có lẽ nó không phải là một loại rối loạn thính giác mà là bất thường sinh lý. Điều này có nghĩa Misophonia là một vấn đề trong cấu trúc não được kích hoạt bởi âm thanh.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh như:

Triệu chứng và dấu hiệu của chứng nhạy cảm với âm thanh

Triệu chứng của Misophonia bắt đầu từ lúc còn nhỏ hoặc những năm đầu của tuổi thiếu niên, gồm:

Chứng nhạy cảm với âm thanh có nguy hiểm không?

Các loại âm thanh dễ kích hoạt Misophonia phổ biến nhất là:

Các âm thanh khác gây ra hội chứng là tiếng hắng giọng, chép môi, những tiếng viết lách, tiếng giấy xào xạc. Tiếng tích tắc của đồng hồ, tiếng đóng sầm cửa xe hơi và tiếng líu lo của chim chóc, tiếng dế hoặc các động vật khác. Chứng nhạy cảm âm thanh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều trở ngại cho cuộc sống người bệnh.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?

Không có cách cụ thể nào để chẩn đoán Misophonia vì đôi khi có thể nhầm lẫn với rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo lắng hoặc rối loạn lưỡng cực. Điều này thường gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán đúng bệnh. Tuy không thể chữa trị hội chứng Misophonia, nhưng có thể kiểm soát theo những cách sau:

Những cách khác bao gồm liệu pháp nói chuyện và thay đổi cách sống, như tập thể dục, ngủ đúng cách và tránh căng thẳng.

Cách điều trị chứng nhạy cảm với âm thanh

Mặc dù hiện nay không có thuốc chữa khỏi hội chứng này và phương pháp điều trị thực sự hiệu quả cần thêm thời gian dài để nghiên cứu, có một số phương pháp điều trị và các giải pháp có thể hữu ích. Một số người đã báo cáo các lợi ích ngắn hạn từ phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), thôi miên và điều trị ù tai (TRT).

Phân tâm thính giác có thể hữu ích cho những người mắc Misophonia, bạn có thể sử dụng tai nghe liên tục phát nhạc êm dịu. Ngoài ra, nghe âm thanh của mưa, thiên nhiên hoặc các âm thanh khác đều có hiệu quả. 85% người trải nghiệm đã giảm bớt được các hội chứng.

Ngoài ra, lối sống cũng đóng một vai trò lớn trong việc đối phó với Misophonia. Tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền và nghỉ ngơi có thể mang lại nhiều lợi ích. Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và làm cho hội chứng Misophonia dễ quản lý hơn

Các phương pháp hạn chế chứng nhạy cảm với âm thanh

Cách tốt nhất để quản lý bệnh này là hạn chế âm thanh được truyền đến bằng cách sử dụng tai nghe hoặc các thiết bị chuyên dụng. Một số cách để kiểm soát Misophonia là: đeo tai nghe hoặc nút tai, thôi miên, thiền, nói chuyện trị liệu, thuốc, điều trị ù tai…

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về hội chứng nhạy cảm với âm thanh. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Exit mobile version