Site icon Medplus.vn

8 cách điều trị bệnh táo bón mà mọi người khuyên dùng

Táo bón là hiện tượng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có đáng lo ngại và làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Vậy nguyên nhân và triệu chứng táo bón là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh táo bón

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần.

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…

Bệnh gây các ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày

2. Đối tượng dễ mắc táo bón

Táo bón dễ gặp ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính, độ tuổi từ người lớn, người già đến trẻ nhỏ.

Đối với trẻ nhỏ, do chưa diễn tả được hết cho bố mẹ biết các triệu chứng nên khi có các dấu hiệu bất thường về tần suất đi đại tiện nhiều, phân cứng, biếng ăn, đầy bụng khó tiêu bố mẹ nên chú ý.

Phụ nữ đang mang thai và sau sinh cũng là những đối tượng nguy cơ do thay đổi nội tiết tố và chế độ ăn uống.

3. Nguyên nhân gây ra táo bón

Táo bón có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như sau:

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến hiện nay

4. Khi người bệnh bị táo bón, lúc nào thì nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên thăm khám kịp thời nếu gặp phải các triệu chứng sau:

– Các triệu chứng nặng hơn và kéo dài hơn ba tuần

– Thói quen đại tiện thay đổi đáng kể

– Đau dữ dội ở vùng hậu môn, đau bụng khi đi vệ sinh

– Chảy máu trực tràng

– Đang gặp phải các bệnh như trĩ, xuất hiện các vết nứt hậu môn, rò trực tràng, sa trực tràng

– Táo bón kèm theo nôn và đau bụng, sốt hoặc sụt cân

– Xuất hiện những đợt tiêu chảy xen kẽ táo bón

– Ngoài ra có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, khả năng chịu lạnh kém

5. Triệu chứng của bệnh táo bón

Những vấn đề thường gặp nếu bạn bị táo bón bao gồm:

– Gặp khó khăn trong việc bắt đầu và kết thúc đi đại tiện.

– Đi đại tiện khó và không đều.

– Đi ra phân cứng sau một thời gian gắng sức dài trong nhà vệ sinh.

– Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, bạn sẽ gặp các triệu chứng đau quặn bụng, đầy hơn, cảm giác đầy bụng, và thay đổi thói quen đi đại tiện.

– Nếu bạn bị tắc ruột, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn, không đi đại tiện được, và không trung tiện (đánh rắm) được.

– Sưng căng bụng, nhức đầu, và ăn mất ngon.

– Lưỡi đóng màng, hơi thở hôi và có vị khó chịu trong miệng.

6. Chế độ ăn uống cho người bệnh táo bón

Một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về bệnh tật và hạn chế được tối đa nguy cơ mắc táo bón.

– Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa quả tươi, các loại măng, đặc biệt là nho khô…

– Bổ sung thêm sữa chua bởi chứa nhiều vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa.

– Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân, sạch đường tiêu hóa.

– Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu vitamin nhóm B như mật ong, vừng, rau mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, củ cải, giá đỗ…

– Kiêng sử dụng các loại đồ uống kích thích bia rượu, như trà, cà phê…

– Không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa.

– Hạn chế ăn đồ khô như đậu tương, lạc.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version