Site icon Medplus.vn

8 Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Bị nôn mửa và tiêu chảy chưa chắc đã là bị ngộ độc thực phẩm. Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng vì ngộ độc thực phẩm không thường không xảy ra thường xuyên. Các triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa hầu hết là do các loại vi-rút đơn giản mà trẻ em mắc phải khi ở trường hoặc ở nhà trẻ.

Dù là không xảy ra nhiều, nhưng theo CDC ước tính thì có tới khoảng 48 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Mỹ hàng năm. Mặc dù hầu hết các trường hợp này đều không nghiêm trọng nhưng khoảng 128.000 người bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện và có tới 3.000 người tử vong mỗi năm vì ngộ độc thực phẩm.

Chính vì vậy, cha mẹ cần biết những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm để bảo vệ con cái của mình. Theo thống kê, trẻ con thuộc nhóm có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm rất cao.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà triệu chứng của ngộ độc sẽ có biểu hiện cũng như mức độ khác nhau. Tuy nhiên thì hầu hết các triệu chứng sẽ bao gồm cả nôn mửa, tiêu chảy và đau quặn bụng.

Khi ai đó bị nhiễm khuẩn E. coli O157, có thể bao gồm tiêu chảy ra máu và các biến chứng như hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) hoặc sốt  khi họ bị nhiễm khuẩn salmonellosis (một bệnh nhiễm khuẩn Salmonella ). Đây cũng được xem là một triệu chứng khác. Bên cạnh đó, độc tố cũng được xem là một nguyên nhân, chẳng hạn như ngộ độc thịt, có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc thần kinh gây tử vong, bao gồm nhìn đôi và khó nuốt, nói và thở.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra tuỳ thuộc vào các tác nhân khác nhau và mức độ nguy hiểm cũng theo đó mà nghiêm trọng hay nhẹ. Ngoài ra, ngộ độc thựuc phẩm cũng có thể xảy ra ngay lập tức, có thể là sau vài giờ hoặc vài ngày sua khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Sẽ hơi khó để chuẩn đoán được ngộ độc thực phẩm vì nó có thể được gây ra bởi rất nhiều tác nhân khác nhau, bao gồm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và độc tố, chẳng hạn như:

Ngoài việc tìm kiếm các triệu chứng, chẳng hạn như mọi người trong gia đình bị ốm vài giờ sau khi ăn ở cùng một nhà hàng, cấy phân đôi khi có thể giúp xác định ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Xét nghiệm phân đôi khi cũng có thể xác định độc tố vi khuẩn và vi rút.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người bị ngộ độc thực phẩm mà không hề hay biết.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Các phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm thường nhằm giúp người bệnh tránh tình trạng mất nước.

Đối với một số trường hợp nhiễm trùng nặng như shigellosis (nhiễm trùng Shigella) và ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng, thì thuóc kháng sinh gần như không có tác dụng mà cần phải đặc trị. Khi con bạn có những dấu hiệu như tiêu chảy ra máu, sốt cao, có dấu hiệu mất nước hoặc nếu trẻ không tự khỏi nhanh chóng, điều này rất có thể con bạn đang bị ngộ độc thực phẩm, phải nhanh chóng đưa trẻ đến nhi khoa hoặc cơ sở ý tế gần nhất.

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Vì ngộ độc thực phẩm thường khó nhận biết và ít có phương pháp điều trị nên tốt nhất là bạn nên cố gắng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngay từ đầu.

Sau đây là những lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm:

  1. Rửa tay thật sạch trước khi chế biến và phục vụ thức ăn cho trẻ.
  2. Nấu chín kỹ thức ăn trước khi cho trẻ ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm và trứng.
  3. Để riêng các loại thực phẩm và dụng cụ khi bạn chuẩn bị, phục vụ và cất giữ bữa ăn của con bạn để chúng không bị nhiễm vi trùng chéo với nhau, đồng thời rửa sạch các dụng cụ và bề mặt bằng nước nóng và xà phòng.
  4. Làm lạnh thức ăn thừa càng sớm càng tốt và trong vòng vài giờ sau khi nấu hoặc phục vụ, đảm bảo đặt tủ lạnh của bạn không cao hơn 40 độ F và tủ đông của bạn ở 0 độ F trở xuống.
  5. Làm sạch tất cả trái cây và rau trước khi cho con bạn ăn.
  6. Tránh sữa chưa tiệt trùng (sữa tươi) và nước trái cây.
  7. Đọc về việc thu hồi và cảnh báo của FDA để tìm hiểu về thực phẩm bị ô nhiễm mà bạn có thể có trong nhà.
  8. Vứt bỏ thực phẩm mà bạn cho là bị ô nhiễm hoặc đã quá hạn sử dụng, ngay cả khi chúng không bị mốc và không có mùi vì bạn không phải lúc nào cũng biết khi nào thực phẩm bị ô nhiễm.

Tin liên quan: Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để giảm các triệu chứng nôn ói?

Những gì bạn cần biết

Nguồn: Food Safety and How to Prevent Food Poisoning

Exit mobile version