8 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh giúp bé giảm đau nhanh một phát khỏi ngay mà các mẹ nên tham khảo áp dụng để hỗ trợ khắc phục trị vết nhiệt miệng an toàn tại nhà cho bé.
8 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà
1. Dừa
Dù là nước dừa hay dầu dừa đều có tác dụng trị loét miệng rất tốt cho trẻ sơ sinh. Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể cho con uống nước dừa để thanh nhiệt giúp vết nhiệt nhanh lành. Chú ý trẻ dưới 6 tháng không nên cho uống nước dừa. Hơn nữa, sữa dừa cũng có thể giúp con giảm bớt vết loét do nhiệt miệng gây ra. Mẹ có thể cho con súc miệng hoặc dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.
2. Sữa bơ
Các loại sữa bơ chứa axit lactic có tác dụng hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Bởi vậy, khi bé bị nhiệt miệng, có có thể dùng ngay sữa bơ để trong tủ lạnh bôi vào phần nhiệt này. Hơi lạnh mát từ sữa, thêm tinh chất sát khuẩn sẽ giúp trẻ dịu đi cơn đau do nhiệt nhanh chóng. Lưu ý, sữa bơ chỉ dành cho trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi trở lên và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.
3. Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch
Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch (bơ đã được đun chảy và loại bớt cần sữa) có tác dụng giảm viêm loét ở miệng cho bé hiệu quả. Mẹ chỉ cần đắp bơ sữa lên vết loét ở miệng cho bé là được.
4. Sữa đông
Cũng giống như sữa bơ, sữa đông giúp giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng thành phần axit lactic. Để tăng cường hương vị, mẹ có thể chuẩn bị thêm chút trái cây cho vào sữa để làm ra món sinh tố hoa quả ngon tuyệt. Đặc biệt, hạt é cũng có thành phần chữa nhiệt miệng hiệu quả. Tuy nhiên, công thức này được làm cho trẻ ở tuổi ăn dặm hoặc lớn hơn một chút.
5. Cam thảo
Tinh chất cam thảo cũng giúp khử trùng và giảm bớt cơn đau do nhiệt miệng gây lên. Mẹ lấy một chút cam thảo cho vào nồi nước rồi đun sôi lên. Lấy nước đó để nguội, cho con uống 3 – 4 lần/ ngày để đem lại hiệu quả nhất. Hơn nữa, mẹ cũng có thể sử dụng bột cam thảo trộn với mật ong bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con.
6. Lá húng quế
Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Lá húng có tinh chất bạc hà cũng giúp sát khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn phát triển mạnh. Thêm nữa, ngoài tác dụng trị nhiệt miệng, loại lá này còn có thể trị ho, cảm lạnh, sốt , làm nước súc miệng cho bé.
7. Mật ong
Mật ong vốn là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống lại vi khuẩn và giúp chữa lành các vết loát. Tuy nhiên, mật ong được khuyến cáo chỉ nên dùng với trẻ em trên 12 tháng để đảm bảo an toàn. Khi dùng mật, mẹ rửa sạch ngón tay, bôi một chút mật ong lên vết loét ở miệng cho con. Bôi ngày 2-3 lần liên tục cho đến khi vết nhiệt lành dần.
8. Mật ong và nghệ
Ngoài thành phần mật ong như đã biết, củ nghệ cũng có tính chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn rất hiệu quả. Cách làm cực kỳ đơn giản, mẹ dùng bột nghệ trộn với mật ong với tỷ lệ phù hợp rồi sau đó bôi trực tiếp lên vết nhiệt của con. Tinh chất kháng sinh từ mật ong với tính chống viêm của nghệ sẽ làm vết loét nhanh lành hơn. Tuy nhiên, do có thành phần mật ong nên công thức này cũng không dành cho trẻ em dưới 1 tuổi.
* Ngoài những cách điều trị nhiệt miệng trên, bố mẹ cần lưu ý cách chăm sóc bé trong thời gian con bị nhiệt như sau:
- Nếu vết loét sau 2 tuần không khỏi, xuất hiện mủ và sốt cao mẹ nên đưa con tới khám bác sĩ sớm.
- Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng.
- Không ăn thực phẩm quá cay để vết loét khó chịu.
- Hạn chế các thực phẩm nóng như các món chiên rán, một số hoa quả tính nóng (mít, vải, nhãn,…)
Với 8 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh nhanh chóng hiệu quả nhất mà chúng tôi vừa gợi ý trình bày trên đây, các mẹ quan tâm có thể nghiên cứu tham khảo áp dụng ngay từ bây giờ, giúp bé giảm bớt cơn đau khó chịu ở vùng quanh miệng và hồi phục sức khỏe càng sớm càng tốt.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily