Site icon Medplus.vn

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

Bài viết cảnh báo 8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhất và cách đề phòng này sẽ không những giúp các mẹ nhận biết những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé mà còn hướng dẫn cách xử trí kịp thời khi trẻ bị dị ứng thực phẩm.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhất

1. Trứng

Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) cho trẻ. Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng hoặc các loại thực phẩm có chứa trứng. Các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm phát ban da, nổi mề đay, viêm mũi, và nôn mửa hoặc các vấn đề tiêu hóa khác hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là gây ra sốc phản vệ – một phản ứng đe dọa tính mạng.

Các mẹ không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tách lòng trắng ra để riêng và chỉ cho bé yêu sử dụng lòng đỏ vì trong lòng trắng trứng có lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

2. Đậu nành

Theo nghiên cứu, trung bình có khoảng 0,4% trẻ em mắc phải chứng dị ứng với đậu nành. Nhưng rất may mắn là hiện tượng dị ứng với đậu nành là nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành bao gồm: ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở…. Ngoài ra, Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.

3. Một số loại cá

Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác.

Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là một trong những loại cá dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Trong gia đình có ai bị dị ứng với tôm, cua, cá không, nếu có hãy đợi đến khi bé được 2 tuổi mới cho bé ăn cá. Điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị dị ứng với đồ biển.

4. Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ, vì vậy các bác sỹ khuyên các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hải sản. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.

Trẻ dị ứng với tôm cua cũng thường dị ứng với các loài nhuyễn thể như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc…Một số trẻ chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng số khác lại bị suốt cả đời. Dạng dị ứng này có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng nên nếu mẹ nhận thấy bé có biểu hiện bất thường sau khi ăn những đồ ăn hải sản thì cần ngừng ngay lại và cho con đến gặp bác sĩ để điều trị.

5. Sữa

Dị ứng sữa là một trong những dạng dị ứng phổ biến ở trẻ đặc biệt là trẻ đang trưởng thành, chiếm khoảng 2,5%. Theo các chuyên gia, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít có khả năng bị dị ứng hơn so với các bé uống sữa bột công thức. Các bác sĩ chuyên gia còn khuyến cáo các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng sữa bò vì trong sữa bò có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng. Hầu hết những đứa trẻ bị dị ứng với sữa bò cũng sẽ phản ứng tương tự với sữa dê và sữa cừu

Khi bị dị ứng với sữa, trẻ thường có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay). Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường kia của trẻ, mẹ nên cho con ngừng uống sữa, nếu thấy nặng hơn thì cần đưa con đến gặp bác sỹ ngay. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Vì vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

6. Lúa mì

Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể bé không tiêu hóa được chất gluten (một loại protein) có trong lúa mì và các loại ngũ cốc thì sẽ gây ra dị ứng. Các biểu hiện thường gặp như như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy. Trẻ bị dị ứng với lúa mì sẽ làm ngăn cản sự hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất. Chính vì vậy, tốt nhất, trong 6 tháng đầu, các mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa gluten.

7. Lạc

Một số trẻ có thể bị dị ứng ngay cả khi không ăn mà chỉ hít phải mùi lạc. Phản ứng dị ứng lạc thường dữ dội (gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì vậy, với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần.

8. Các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân)

Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với loại thực phẩm này.

Trẻ bị dị ứng các loại hạt cây thường có các triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng có thể gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp xấu nhất có thể gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

Triệu chứng nhận biết trẻ bị dị ứng thức ăn

Khi trẻ bị dị ứng có các biểu hiện dị ứng toàn thân với phần lớn các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ như đau quặn bụng, cảm giác nóng ran, nổi ban đỏ ngứa khắp người, mắt xung huyết, đỏ, phù nề môi, mắt, khó thở, thở rít, trụy mạch, tụt huyết áp, hoặc chỉ đơn thuần có các triệu chứng ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy.

Một số trường hợp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi.

Khi trẻ ăn dặm, nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò…). Những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.

Trẻ bị dị ứng thực phẩm nên làm gì?

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ theo dõi sức khỏe cho bé, bác sĩ có thể đề nghị một cuốn nhật ký thực phẩm để giúp xác định nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ sơ sinh, và bác sĩ sẽ xác định đây là do dị ứng hoặc triệu chứng tiêu hóa ở trẻ em. Bác sĩ sẽ yêu cầu bố mẹ nêu các chi tiết dị ứng của bé và làm một bài kiểm tra dị ứng da hoặc xét nghiệm máu để xác định xem các triệu chứng gây ra bởi một phản ứng miễn dịch.

Nếu thử nghiệm trên da tạo ra những đốm đỏ như tổ ong hoặc các xét nghiệm máu cho thấy bé có kháng thể IgE với thực phẩm, thì có khả năng bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể. Nếu các xét nghiệm là âm tính, các triệu chứng của bé ít có khả năng là do dị ứng thực phẩm, mặc dù chúng có thể được gây ra do không dung nạp thức ăn. Lúc này, bạn có thể được tư vấn khám tiêu hóa nhi để xác định nguyên nhân do không dung nạp thức ăn hoặc để tìm ra nguyên khác về các triệu chứng của bé.

Dị ứng thực phẩm có thể được điều trị hay không?

Không có thuốc chữa bệnh hoặc ngăn chặn các phản ứng dị ứng với thực phẩm, và các mũi chích ngừa dị ứng sử dụng cho bệnh sốt mùa hè cũng không làm giảm bớt dị ứng thức ăn. Chìa khóa để ngăn ngừa phản ứng dị ứng là tránh nghiêm ngặt các thực phẩm gây dị ứng. Tránh một thực phẩm đặc biệt phức tạp hay dị ứng. Thực phẩm xuất hiện ở những nơi không ngờ đến, và thậm chí chỉ một chút cũng có thể đủ để kích hoạt một phản ứng nghiêm trọng.

Hầu hết những người bị một phản ứng nghiêm trọng đã ăn một loại thực phẩm mà họ nghĩ là an toàn. Vì thế bạn phải thật cảnh giác về việc đọc nhãn thực phẩm, biết được những thành phần cần tránh, và hỏi kỹ về các thành phần trong các món ăn nhà hàng hoặc thực phẩm tại nhà bạn bè.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng (FALCPA) quy định các chất gây dị ứng được ghi trên nhãn thực phẩm và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 được chứng minh là rất hữu ích. Luật này đòi hỏi các nhà sản xuất thực phẩm liệt kê các chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu trên nhãn sản phẩm như: trứng, sữa, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, hạt cây, cá, động vật có vỏ và giáp xác (cua, tôm nhưng không bao gồm các động vật thân mềm như trai, sò, mực). Các loại hạt, cá, động vật có vỏ và phải có tên cụ thể.

Tất cả các chất gây dị ứng phải được liệt kê với ngôn ngữ đơn giản. Các trang web của các tổ chức như Food Allergy Network cũng có thể giúp bạn xác định rõ ràng mối nguy hiểm tiềm ẩn này. Nếu bạn không chắc chắn về các thành phần của sản phẩm, hãy gọi cho nhà sản xuất. Các loại protein gây dị ứng có thể được truyền vào con thông qua sữa mẹ. Vì vậy, nếu đang cho con bú, bạn có thể cần phải kiêng các thực phẩm mà bé bị dị ứng. Và nếu con bạn dường như bị dị ứng với sữa bò, bạn có thể cần thay đổi sữa công thức của bé. Một số em bé bị dị ứng với sữa bò cũng bị dị ứng với đậu nành.

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn cho trẻ

Duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh trong thai kỳ: Toàn bộ dinh dưỡng của bé đều được người mẹ cung cấp trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, trong thai kỳ, bạn nên chú trọng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ với các loại thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa. Đồng thời bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh.

Không cho bé ăn thức ăn đặc trong 4-6 tháng đầu: Trước 17 tuần tuổi là thời điểm cơ thể khó dung nạp các loại thức ăn khác ngoài sữa. Do đó, cho trẻ ăn thức ăn đặc vào thời gian này rất dễ bị dị ứng. Theo lời khuyên của các bác sĩ, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé ăn đồ đặc, rắn từ tháng thứ 6 trở đi.

Cho trẻ bú kết hợp với ăn thực phẩm rắn: Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại bệnh dị ứng có thể phát sinh khi các bé bắt đầu uống sữa bò. Và việc cho bé bú kết hợp với ăn thực phẩm rắn có thể giúp giảm tình trạng dị ứng với thực phẩm.

Cố gắng không sử dụng các thực phẩm đóng gói: Thực phẩm đóng gói có thể chứa những thành phần dễ gây dị ứng như đậu tương, các loại hạt, gluten hay đường lactoze (đường sữa). Vì thế, bạn nên hạn chế hoặc kiểm tra kỹ thành phần của thực phẩm để tránh dị ứng cho bé.

Kiểm tra nhãn sản phẩm chứa dầu đậu phộng: Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng trên các thành phần của thuốc mỡ, sữa hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác sử dụng để chăm sóc da cho bé không có chứa dầu đậu phộng.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version