Site icon Medplus.vn

8 nguyên nhân gây Tắc tuyến lệ thường gặp nhất

Tắc tuyến lệ là gì?

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo, là bệnh lý thường xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.

Nước mắt đóng vai trò quan trọng đối với thị giác. Giúp duy trì sức khỏe của mắt bằng việc giữ ẩm và cung cấp oxy cho nhãn cầu. Ngoài ra, khi khóc, nước mắt cũng bảo vệ mắt vì có chứa kháng sinh tự nhiên, từ đó rửa trôi các chất kích ứng hoặc có hại.

Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ báo cáo rằng có đến 20% trẻ sơ sinh chào đời bị tắc tuyến lệ. Nước mắt chảy ra từ tuyến lệ, vị trí nằm trên mắt và cách mũi khá xa. Khi bị tắc nghẽn, bé có thể khóc mà không chảy nước mắt.

Nước mắt không thể dẫn lưu bình thường dẫn đến chảy nước mắt sống. Dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng mắt mãn tính. Bệnh tắc tuyến lệ có thể điều trị khỏi. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy theo nguyên nhân gây tắc nghẽn và độ tuổi của người bị bệnh.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Bệnh lý tắc tuyến lệ xảy ra do nhiều nguyên nhân:

Đối tượng có nguy cơ bị tắc tuyến lệ

Thường gặp nhất là trẻ sơ sinh. Do hệ thống thoát nước mắt của trẻ có thể không phát triển đầy đủ hoặc có một ống bất thường.

Bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật trước đó như: phẫu thuật mí mắt, mũi,giải phẫu xương tại mũi,…

Phụ nữ tuổi lớn, những bệnh nhân bị viêm mắt mãn tính. Người bị bệnh glaucoma đang sử dụng thuốc chống tăng nhãn áp.

Bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng thuốc điều trị ung thư và xạ trị ung thư.

Triệu chứng và dấu hiệu của tắc tuyến lệ

Theo các bác sĩ nhãn khoa, tắc tuyến lệ là rối loạn phổ biến nhất về hệ thống tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Khi mắc phải tình trạng này, bé thường có các dấu hiệu sau:

Những dấu hiệu này có thể bắt đầu xuất hiện khi bé 3 tuần tuổi. 

Cách điều trị bệnh tắc tuyến lệ

Tùy thuộc vào nguyên nhân, đối tượng mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các biện pháp điều trị bệnh lý tắc tuyến lệ khác nhau. 

Đối với trẻ sơ sinh bị mắc bệnh lý tắc tuyến lệ bẩm sinh

Không cần điều trị có thể tự khỏi sau khi trẻ  được 1 tuổi. Nếu hệ thống ống dẫn lưu nước mắt vẫn bị tắc khi trẻ được 1 tuổi, cho trẻ sử dụng một kỹ thuật massage đặc biệt để giúp mở các màng. Nên massage 2 – 4 lần một ngày nhằm giúp được thông thoáng hơn.

Đối với bệnh nhân bị tắc tuyến lệ do chấn thương ở vùng mặt

Các bác sĩ sẽ đợi khoảng vài tháng để xem tình trạng bệnh có được cải thiện không sau khi vết thương. Thường xuyên thăm khám và vệ sinh mắt mỗi ngày.

Sau khi phẫu thuật thành công mở ống dẫn nước mắt, cần dùng một loại thuốc xịt mũi để phòng quá trình viêm nhiễm sau phẫu thuật. Xịt 2 – 3 lần một ngày trong 2 – 3 tuần sau thủ thuật.

Các biện pháp phòng bệnh có hay không?

Đối với tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh, không có cách nào để phòng ngừa. Tuy nhiên bệnh lý này sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ nặng cần chỉ định thông tuyến lệ cho trẻ.

Để phòng ngừa bệnh lý tắc tuyến lệ ở bệnh nhân có mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm, cần điều trị kịp thời. Tốt nhất nên phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt trẻ em bằng cách:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Tắc tuyến lệ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, bệnh thường sẽ dần khỏi theo thời gian nếu được điều trị tốt và kịp thời. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây ảnh hưởng không ít đến bệnh nhân.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh tắc tuyến lệ. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version