Site icon Medplus.vn

8 vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh nhẹ cân mà bạn không thể bỏ qua

Nhẹ cân là gì?

Để đánh giá được tình trạng cơ thể của bạn ở mức nào thì sẽ căn cứ vào chỉ số BMI – thước đo tốt về cân nặng, cụ thể là nó sẽ so sánh mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng của một người. Gồm có 4 mức đánh giá:

Tuy nhiên, cách tính này có thể sẽ không phải là chính xác tuyệt đối, trong một vài trường hợp như:

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kết quả đo phần trăm lượng mỡ của cơ thể để đánh giá được kích thước cơ thể. Phụ nữ nhìn chung cần phải có tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể ít nhất là 10 – 13%, đối với đàn ông từ 2 – 5%.

Dấu hiệu & triệu chứng của nhẹ cân

Có một số dấu hiệu có thể không liên quan đến nhẹ cân nhưng sẽ khiến bạn nhầm lẫn. Nhóm người nhẹ cân thường có những biểu hiện trên cơ thể chẳng hạn như: xanh xao, gầy gò, thiếu sức sống, ốm yếu, suy dinh dưỡng,...

Một vài triệu chứng khác khi bị nhẹ cân có thể liên quan tới vấn đề dinh dưỡng, như:

8 vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh nhẹ cân

1.Loãng xương

Theo một nghiên cứu năm 2016 cho biết, khi bị bệnh nhẹ cân làm tăng nguy cơ bị bệnh loãng xương ở phụ nữ, khiến cho xương giòn và dễ gãy hơn.

2. Thường xuyên bị mắc bệnh

Khi cơ thể con người không có đủ năng lượng để có thể duy trì được trọng lượng cho cơ thể khỏe mạnh, thì hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu đồng thời làm giảm đi khả năng chống nhiễm trùng. Nên người bệnh sẽ dễ mắc bệnh hơn cũng như thời gian điều trị lâu hơn so với thông thường.

3. Các vấn đề về da, răng và tóc

Khi không bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể từ chế độ ăn uống hàng ngày, có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: da khô, da mỏng, rụng tóc, hay sức khỏe răng miệng kém.

4. Thiếu máu

Người bị nhẹ cần có nhiều khả năng sẽ bị thiếu máu, từ đó dẫn tới những dấu hiệu khác: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

5. Cảm thấy mệt mỏi liên tục

Thông số mà giúp chúng ta có thể đo được năng lượng mà thực phẩm cung cấp cho cơ thể đó chính là Calo, nếu cơ thể không nhận đủ Calo thì cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

6. Sinh non

Trên Tạp chí Quốc tế Sản phụ khoa theo một nghiên cứu được công bố cho biết, phụ nữ mang thai khi bị nhẹ cân có nguy cơ chuyển dạ trước sinh cao hơn, có nghĩa là dễ sinh con trước 37 tuần.

7. Kinh nguyệt không đều

Phụ nữ khi bị nhẹ cần thường có kinh nguyệt không đều đặn hoặc đến tuổi dậy thì bị trễ hơn, việc kinh nguyệt không đều hay không có sẽ dẫn tới bị vô sinh.

8. Tăng trưởng và phát triển chậm

Trẻ em thì cần có chất dinh dưỡng để tăng trưởng cũng như phát triển khỏe mạnh, việc bị bệnh nhẹ cân cũng đồng nghĩa là thiết hụt lượng calo thiết yếu để cơ thể phát triển bình thường.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMC Public Health khẳng định rằng, việc bị nhẹ cân có liên quan đến tăng nguy cơ bị tử vong so với người BMI trung bình.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng vấn đề này còn ảnh hưởng tới quá trình chữa bệnh sau tai nạn hay chấn thương kéo dài ít đạt hiệu quả so với người BMI trung bình.

Thành phần trong chế độ tăng cân lành mạnh

Phương pháp để tăng cân có rất nhiều, và trong số đó chế độ ăn uống chiếm tỷ lệ quan trọng cho một người muốn cải thiện cân nặng. Những thành phần có trong chế độ ăn tăng cân:

Hy vọng với những kiến thức hữu ích về nhẹ cân sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ sinh hoạt cũng như việc ăn uống hàng ngày khoa học hơn, để cải thiện tình trạng cơ thể thêm khỏe mạnh.

Xem thêm:

 

Exit mobile version