Site icon Medplus.vn

9 BỆNH VỀ MIỆNG THƯỜNG GẶP TRONG ĐỜI SỐNG

Cùng Medplus tìm hiểu về 9 căn bệnh về miệng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày bạn đọc nhé!

 

1.Bệnh về miệng-Mụn rộp

Virus gây ra tình trạng này có thể lây truyền qua một nụ hôn, dùng chung dao kéo hoặc các tiếp xúc thể chất gần gũi khác. Mụn rộp là căn bệnh liên quan miệng phổ biến nhất.

Mặc dù có thể biến mất sau 1 vài ngày nhưng chúng vẫn gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Một số loại kem hoặc thuốc mỡ sẽ giúp vết tổn thương mau lành và không gây đau đớn nhưng đôi khi bạn cần phải uống thuốc mới khỏi.

2. Bệnh về miệng- Nấm miệng

Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Candida, thường xảy ra ở người già hoặc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu, đang dùng thuốc kháng sinh, mắc bệnh tiểu đường, hoặc đang uống một số loại thuốc nhất định như corticosteroid dạng hít có thể tạo cơ hội cho nấm Candida phát triển.

Nấm miệng cũng gây đau đớn. Hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

3. Bệnh về miệng-Lưỡi mọc tóc:

Xảy ra khi lưỡi có những sang chấn kéo dài, như một cái bẫy cho vi khuẩn phát triển mạnh, lưỡi có màu đen và giống như tóc.

Nguyên nhân: dùng kháng sinh kéo dài, hút thuốc, vệ sinh kém, uống nhiều trà và cà phê, khô miệng…

Điều trị: thường chỉ cần chải lưỡi bằng cây cạo lưỡi, nếu tình trạng nặng kéo dài nên đi khám bác sĩ để dùng thuốc nếu cần.

4. Bệnh về miệng-Loét miệng

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra các nốt mụn nhỏ, gây đau trong miệng. Tác nhân gây bệnh bao gồm chấn thương, nhiễm trùng, quá mẫn cảm, thay đổi hormone, stress và thiếu vitamin.

Những vết loét miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, má hoặc lợi. Bệnh có thể kéo dài 1-2 tuần. Nhưng nếu vết loét mãi không khỏi, bạn nên điều trị bằng kem, thuốc hoặc laser nha khoa.

5. Bệnh về miệng-Ung thư miệng

Một vài triệu chứng của ung thư miệng thường là:

  • Xuất hiện vết loét miệng dai dẳng, không biến mất
  • Tê bì ở mặt, miệng hoặc cổ mà không rõ nguyên nhân
  • Gặp vấn đề khi nhai, nói hoặc nuốt.
  • Có nhiều nguyên nhân gây ung thư miệng

Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Hút thuốc lá và thuốc lá không khói
  • Uống nhiều rượu
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư.

Ung thư miệng cũng có liên quan đến virus papilloma ở người, hay còn gọi là HPV. Vì thế, bệnh nhân đi khám càng sớm càng tốt nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, vì bệnh này phát hiện sớm sẽ có thể chữa được.

6. Bệnh về miệng-Li ken phẳng (Lichen Planus)

Đây là một dạng phát ban hiếm gặp, xuất hiện dưới dạng các mảng trắng hoặc vết sưng đỏ ở bên trong má hoặc lưỡi. Không rõ nguyên nhân gây ra li ken phẳng. Nhìn chung, bệnh lichen nhẹ không cần điều trị. Nếu li ken gây đau hoặc loét miệng, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi. Tình trạng này có thể kéo dài mãn tính và làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Ngoài miệng, lichen phẳng cũng ảnh hưởng đến da, da đầu, móng tay và bộ phận sinh dục.

7. Bệnh về miệng-Bạch sản niêm

Đây là phản ứng của vùng miệng trước một kích thích như răng thô, răng giả bị lắp lệch, nghiện thuốc lá mãn tính và phơi nắng quá nhiều. Biểu hiện là những mảng trắng bám trong miệng, không gây đau đớn và có thể cạo đi.

Trong một số trường hợp, bệnh bạch sản niêm có thể là một dấu hiệu tiền ung thư. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ khi thấy những thay đổi trong miệng.

8. Bệnh về miệng-Bệnh amalgam tattoo

Sau khi đi khám nha khoa, bạn thấy một “vết bẩn” màu xanh nhỏ xuất hiện ở mô mềm trong miệng, đó chính là bệnh amalgam tattoo, vết xăm do hỗn hợp chì – thủy ngân.

Hỗn hợp trám răng chứa thủy ngân, chì và các kim loại khác có thể tình cờ thâm nhập vào niêm mạc lưỡi, vòm, miệng hay vùng lợi bên cạnh răng đau khi bệnh nhân được chữa răng.

Hiện tượng này làm phát sinh các đốm sắc tố đen, xanh hay xám; không triệu chứng và ít thay đổi theo thời gian.

9. Bệnh về miệng-Đau khớp hàm (TMJ)

Một vấn đề với hàm gọi là chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây đau ở hàm, mặt, tai và cổ. Siết răng, nghiến răng hoặc chấn thương đều có thể dẫn tới bệnh TMJ nhưng đều có chung một số biểu hiện là đau người, đau đầu, chóng mặt, khó nuốt.

Phương pháp điều trị bao gồm nghỉ ngơi, bảo vệ khớp cắn, điều trị nha khoa khắc phục, chọc rửa khớp hoặc phẫu thuật.

Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các bệnh về miệng, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

 

Exit mobile version