Site icon Medplus.vn

9 nguyên nhân dẫn đến nước tiểu có bọt

9 nguyên nhân dẫn đến nước tiểu có bọt

Tình trạng nước tiểu có bọt trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng.

Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Việc đi tiểu nhiều bọt có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi còn là dấu hiệu của một số bệnh lý.

1. Sản phẩm vệ sinh toilet

Một số sản phẩm làm sạch được sử dụng trong nhà vệ sinh có thể phản ứng với nước tiểu và tạo bọt. Điều này là bình thường và không cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nào.

Để cảm thấy an tâm, bạn nên tạm ngưng sử dụng sản phẩm đó để kiểm tra. Nếu sau đó bạn không đi tiểu tạo ra bọt, thì loại bọt đó có thể là do sản phẩm vệ sinh. Nhưng nếu tạo thành bọt thì bạn cần phải đến bác sĩ để đánh giá nguyên nhân gây ra nước tiểu nhiều bọt.

2. Đi tiểu với lực mạnh

Khi bàng quang quá đầy và bạn không đi vệ sinh ngay lập tức sẽ gây áp lực lên bàng quang, nước tiểu khi được tiết ra dưới áp lực mạnh có thể tạo thành bọt. Tuy nhiên, loại bọt này thường biến mất trong vài phút và không phải là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

Bạn không nên nhịn tiểu mà hãy đi vệ sinh bất cứ khi nào bạn cảm thấy mắc. Thói quen nhịn tiểu có thể gây tích tụ nước tiểu, làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận và tiểu không tự chủ.

3. Cơ thể mất nước

Tình trạng xuất hiện bọt trong nước tiểu có thể xảy ra khi uống quá ít nước hoặc tập thể dục quá nhiều, bạn có thể bị mất nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc và nhiều bọt hơn. Ngoài ra, nước tiểu thậm chí còn có màu đậm và nặng mùi hơn.

Nếu bạn nghi ngờ rằng nước tiểu có bọt là do mất nước, bạn nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và uống nhiều nước hơn khi tập thể dục.

4. Protein trong nước tiểu

Một trong những nguyên nhân chính của nước tiểu nhiều bọt là sự hiện diện của protein trong nước tiểu (đạm niệu trạng protein quá mức có thể xảy ra nếu bạn bổ sung protein quá nhiều sau khi tập thể dục cường độ cao, hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận (hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp…), huyết áp cao và bệnh tiểu đường không được điều trị.

5. Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng có bọt trong nước tiểu do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Ngoài triệu chứng nước tiểu nhiều bọt, các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm triệu chứng về rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, tiểu máu.

Để chẩn đoán bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện kiểm tra nước tiểu và hệ tiết niệu, đây là xét nghiệm nhằm xác định sự xuất hiện của bạch cầu niệu (là bằng chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu) và loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, từ đó giúp bác sĩ có thể chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

6. Vấn đề về thận

Thận có chức năng lọc máu để sản xuất nước tiểu, sau đó được đào thải khỏi cơ thể. Bất kỳ bệnh hoặc vấn đề nào ảnh hưởng đến thận như nhiễm trùng thận, suy thận, huyết áp cao hoặc sỏi thận cũng có thể gây ra tình trạng có bọt trong nước tiểu.

Nếu bạn gặp phải tình trạng nước tiểu có bọt cảnh báo vấn đề bất thường về thận, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thận để làm xét nghiệm, xác định nguyên nhân và bắt đầu điều trị thích hợp nhất.

Ngoài những nguyên nhân trên, nước tiểu có bọt ở nam giới cũng có thể là do sự hiện diện của tinh dịch trong nước tiểu. Một lượng nhỏ tinh dịch đôi khi có thể ở lại niệu đạo và đi đến bàng quang gây ra nước tiểu nhiều bọt. Bạn nên đến gặp bác sĩ tiết niệu để được đánh giá và điều trị tình trạng phù hợp.

7. Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường và các nguyên nhân khác làm tăng lượng đường trong máu cũng có thể dẫn đến nước tiểu nhiều bọt. Một người mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát được sẽ có nhiều phân tử đường huyết trong cơ thể.

Glucose là một phân tử lớn, giống như protein. Nếu nồng độ glucose trong máu quá cao, thận có thể gặp khó khăn trong việc lọc các phân tử này một cách chính xác. Do đó, thận có thể cho phép glucose và protein dư thừa thoát ra ngoài trong nước tiểu.

Bên cạnh tình trạng nước tiểu nhiều bọt, những người mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát được có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Mờ mắt
  • Ngứa da
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi, đói bất thường
  • Cảm giác khát liên tục
  • Thường xuyên mắc tiểu.

8. Bệnh tăng huyết áp

Các loại bệnh về tim, đặc biệt là tăng huyết áp, có thể gây tổn thương thận và làm xuất hiện microalbumin niệu, do đó có thể khiến bạn gặp tình trạng đi tiểu có bọt. Điều quan trọng là bạn cần kiểm tra sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể định kỳ, đồng thời sử dụng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ.

9. Tiền sản giật

Nước tiểu có bọt không phải là dấu hiệu mang thai. Trong trường hợp phụ nữ mang thai, nước tiểu nhiều bọt có thể là do sự xuất hiện protein trong nước tiểu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật.

Tiền sản giật là một biến chứng của thai kỳ được đặc trưng bởi các tình trạng huyết áp cao, sự xuất hiện của protein trong nước tiểu và sưng cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây co giật và gây nguy hiểm cho thai nhi.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt. Tình trạng này tuy trông có vẻ bình thường nhưng có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy thăm khám sớm khi phát hiện kèm thêm nhiều dấu hiệu bất thường khác nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Foamy Urine Is This a Sign of Kidney Disease?

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version