Site icon Medplus.vn

9 nguyên nhân gây nên tình trạng đáng sợ -TỰ GÂY THƯƠNG TÍCH cho bản thân

Tự gây thương tích là gì?

Tự gây thương tích không tự sát là một hành động tự gây ra đau đớn hoặc tổn thương bề mặt nhưng không nhằm mục đích muốn chết. Thường được gọi đơn giản là tự gây thương tích, là hành vi cố ý làm tổn hại đến cơ thể như cắt hoặc gây bỏng cho bản thân. Tự gây thương tích được hiểu là cách để đối phó với nỗi đau tinh thần, sự giận dữ và thất vọng.

Mỗi lần tự gây thương tích xong người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm giải tỏa căng thẳng nhất thời. Sau đó họ lại cảm giác tội lỗi, xấu hổ và đau đớn. 

Bệnh nhân thường tự gây thương tích lặp lại trong một lần duy nhất, tạo ra nhiều tổn thương ở cùng vị trí. Điển hình ở khu vực có thể nhìn thấy, có thể tiếp cận được (ví dụ: cẳng tay, mặt trước đùi). Hành vi này thường được lặp lại, tạo ra những vết sẹo rộng. Bệnh nhân thường bận tâm suy nghĩ về các hành vi gây hại.

Thông thường tình trạng này xảy ra một cách riêng tư, có kiểm soát, xuất hiện liên tục và thường để lại tổn thương trên da sau khi thực hiện.

Động lực cho việc tự gây tổn thương là không rõ ràng, nhưng sự tự gây tổn thương có thể

Ảnh hưởng của bệnh tự gây thương tích

Dù không có ý định gây chết ngay lập tức, nhưng nguy cơ lâu dài về toan tự sát và tự sát sẽ tăng lên. Mặc dù bạn không chủ tâm gây ra các chấn thương đe dọa tính mạng. Tự gây thương tích có thể dẫn đến các hành động rất nghiêm trọng gây tử vong. 

Mặc dù hiếm gặp, nhưng vẫn có trường hợp một số người trẻ có thể tự làm tổn thương ở những nơi công cộng hoặc theo nhóm. Để tạo sự gắn kết hoặc cho những người khác thấy rằng họ có kinh nghiệm chịu đau đớn.

Đối tượng của bệnh tự gây thương tích

Sự tự gây tổn thương có khuynh hướng bắt đầu ở trẻ vị thành niên, và tỉ lệ phân bố đều giữa hai giới khi so với hành vi tự sát. Mặc dù trong hầu hết các nghiên cứu, nhiều bé gái thực hiện hành vi hơn nam giới. Tiền sử thường không rõ ràng, nhưng hành vi này dường như giảm sau khi trưởng thành.

Cho đến nay, kết quả thống kê cho thấy tự gây thương tích là một tình trạng đáng lo ngại và là một mối nguy hiểm thực sự ở những trường hợp dễ bị tổn thương. Trong đó, nữ giới chiếm 60% và khoảng 50% bắt đầu ở tuổi 14 và tiếp tục trở lại vào độ tuổi 20.

Nguyên nhân gây bệnh tự gây thương tích 

Nguyên nhân làm người bệnh tự tổn thương mình không chỉ có một và không đơn giản. Thông thường:

Các vấn đề xã hội

Như bị bắt nạt, gặp khó khăn tại nơi làm việc hay trường học. Mối quan hệ khó khăn với bạn bè hoặc gia đình. Hoặc về giới tính thật của bản thân hay đối phó với một cuộc hôn nhân sắp đặt.

Đã từng có những chấn thương về lạm dụng thể chất hoặc tình dục

Đau buồn lớn

“Sự ra đi” của một thành viên gần gũi trong gia đình, bạn bè hoặc bị sẩy thai.

Nguyên nhân tâm lý

Ví dụ như suy nghĩ quá nhiều hoặc nghe giọng nói thúc giục họ tự hại. 

Các vấn đề cuộc sống

Một số trường hợp đã từng bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng hoặc trải qua những sự kiện đau buồn khác. 

Sống trong một gia đình không bình thường, cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Hay bị cô lập vẫn có khả năng xảy ra tình trạng này.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần

Một số rối loạn tâm thần khác như rối loạn nhân cách ranh giới, trầm cảm, rối loạn lo âu. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn ăn uống cũng có thể là tác nhân dẫn đến căn bệnh này.

Uống rượu hoặc sử dụng ma túy quá mức

Từ những điều này dẫn đến sự dồn nén cảm xúc mãnh liệt như tức giận, cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng và hận thù. Người bệnh thường không biết dựa vào ai để được giúp đỡ và tự gây hại trở thành một cách để giải phóng những cảm xúc bị dồn nén.

Hội chứng ngược đãi bản thân cũng có thể liên quan đến lo lắng và trầm cảm. Những tình trạng sức khỏe tinh thần này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở độ tuổi nào. 

Bằng việc tự tổn thương mình, người bệnh có thể

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tự gây thương tích

Các triệu chứng phổ biến của tự gây thương tích là:

Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?

Một số người đề nghị được giúp đỡ nhưng một số trường hợp được các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè phát hiện. Cũng có trường hợp do đi khám sức khỏe định kỳ và bác sĩ phát hiện thấy các dấu hiệu như các vết sẹo hay các vết thương đang lành.

Không có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán hội chứng tự gây thương tích. Chẩn đoán chỉ dựa trên đánh giá về thể chất và tinh thần. Chẩn đoán có thể được yêu cầu thẩm định bởi bác sĩ tâm lý với kinh nghiệm trong điều trị tự gây thương tích.

Cách điều trị bệnh tự gây thương tích

Thông thường để điều trị hành vi này bác sĩ thường dựa vào vấn đề cụ thể và tình trạng sức khỏe tinh thần có liên quan như trầm cảm. Nhưng bước đầu tiên người bệnh cần làm là chia sẻ với ai đó để nhận được sự giúp đỡ. 

Để xử lý được tình trạng này cần có thời gian, nhiều nỗ lực và mong muốn hồi phục của bản thân. Người bệnh cần hợp tác với chuyên gia sức khỏe tâm thần để có thể kiểm soát tốt hành vi.

Nếu hành vi tự gây thương tích có liên quan đến một chứng rối loạn sức khỏe tinh thần như trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách ranh giới. Quá trình điều trị sẽ tập trung vào rối loạn đó cũng như các hành vi tự gây thương tích.

Tâm lý trị liệu

Các chuyên gia tâm lý sẽ nói chuyện hoặc tư vấn các liệu pháp tâm lý có thể giúp người bệnh:

Ngoài ra, một số loại liệu pháp tâm lý cá nhân có thể đem lại nhiều hiệu quả như:

Các loại thuốc

Hiện tại không có loại thuốc điều trị dành riêng cho tình trạng này. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc phải những vấn đề như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc các thuốc khác để điều trị các rối loạn tiềm ẩn liên quan đến tự gây thương tích. 

Nhập viện tâm thần

Tuy nhiên, nếu người bệnh làm tổn thương bản thân liên tục, bác sĩ có thể khuyên họ nên nhập viện để được chăm sóc tâm thần. Nhập viện trong thời gian ngắn hạn có thể cung cấp một môi trường an toàn và điều trị chuyên sâu hơn cho đến khi người bệnh vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Chương trình điều trị ngoại trú cũng có thể là một lựa chọn.

Các biện pháp phòng ngừa có hay không?

Nhận ra những tình huống hoặc những cảm xúc có thể kích hoạt mong muốn tự làm hại. Lên một kế hoạch cho những cách làm dịu. Đánh lạc hướng bản thân hoặc nhận sự hỗ trợ có thể giúp bạn sẵn sàng đối mặt với ham muốn tự gây hại.

Bạn nên học cách chăm sóc bản thân mình như luyện tập thể dục, thể thao và ăn uống lành mạnh. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ vì đây là vấn đề có thể ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của bạn.

Tránh uống rượu và các loại thuốc kích thích. Những thứ này ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định sáng suốt của bạn và có thể đặt bạn vào nguy cơ tự gây thương tích.

Bạn nên biết cách chăm sóc các vết thương của mình khi gây thương tích cho bản thân hoặc tìm kiếm sự điều trị y tế nếu cần thiết. Gọi một người thân hoặc bạn bè để được giúp đỡ và hỗ trợ. Không dùng chung các dụng cụ dùng để gây thương tích, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn đang gây tổn thương cho chính mình dù không đáng kể hoặc nếu bạn có những suy nghĩ muốn làm tổn hại đến bản thân, hãy tìm cách để được giúp đỡ. Bất kỳ hình thức tự gây thương tích nào cũng cần được chia sẻ để tìm cách giải quyết.

Tự gây thương tích là một căn bệnh xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thiếu niên. Bệnh rất nguy hiểm dù bạn không có mục đích xấu nhưng về sau có thể gây tử vong một cách không mong muốn.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh tự gây thương tích. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version