Nấm miệng là gì ? Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm miệng.
Nấm miệng (tưa lưỡi, nấm Cadida) là tình trạng nhiễm nấm ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng, được gây ra chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm Cadida albicans. Đó là một loại nấm thường trú trong khoang miệng chúng ta. Khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường, Cadida albicans có mặt trong khoang miệng với lượng nhỏ, không gây hại cho cơ thể.
Các triệu chứng của người mắc bệnh nấm Cadida miệng
Những dấu hiệu thường thấy của nấm miệng là:
- Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;
- Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát;
- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt;
- Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào;
- Khóe miệng nứt và đỏ;
- Cảm giác như có bông gòn trong miệng;
- Vị giác thay đổi;
- Khó ăn uống, nuốt đau.
Nguy cơ mắc bệnh nấm miệng?
Nấm miệng có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị yếu đi. Ngoài ra sử dụng các loại thuốc như prednisone, thuốc kháng sinh làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật trong cơ thể. Hoặc nhiễm các bệnh: HIV/AIDS, ung thư, đái tháo đường, nhiễm trùng nấm men âm đạo… Đeo răng giả cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm Cadida.
Bệnh nấm miệng có lây không?
Bệnh tưa lưỡi có thể lây từ bé sang cho mẹ trong quá trình cho bú. Phụ nữ có ngực bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:
- Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
- Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh núm vú (núm vú);
- Đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;
- Đau như dao đâm sâu bên trong vú.
Bệnh nấm miệng có nguy hiểm không?
Đối với những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch, HIV nấm có thể nghiêm trọng hơn. Nấm có nhiều khả năng lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể nếu bị ung thư hoặc các điều kiện khác mà làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp đó, các khu vực có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bao gồm đường tiêu hóa, phổi và gan.
Chẩn đoán bệnh nấm miệng
Nha sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm miệng bằng cách kiểm tra miệng của bạn, từ đó sẽ trông thấy các tổn thương trắng đặc trưng trên miệng, lưỡi hoặc má. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm bằng kính hiển vi của tế bào từ một tổn thương để xác định bệnh.
Nếu nấm miệng đã lan đến thực quản thì bạn có thể phải làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán, bao gồm:
- Ngoáy phía sau cổ họng bằng bông vô trùng và nghiên cứu các vi sinh vật dưới kính hiển vi;
- Thực hiện nội soi bằng một ống dài có gắn máy ảnh để kiểm tra niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột non;
- Chụp X-quang thực quản.
Cách điều trị nấm miệng hiệu quả
Mộ số thuốc điều trị nấm hiệu quả như sau: ( sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ )
- Dung dịch Nystatin: đây là dung dịch chứa thuốc kháng nấm, dùng để rơ lưỡi cho bé.
- Itraconazole: bác sĩ có thể kê cho bạn itraconazole nếu bạn không có phản ứng với các điều trị khác hoặc bạn đang bị HIV.
- Amphotericin B: sử dụng trong những trường hợp nặng hơn.
Một số phương pháp phòng ngừa nấm miệng mà bạn nên biết
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Bạn hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày;
- Thay bàn chải đánh răng thường xuyên, không dùng chung bàn chải;
- Không đeo răng giả khi đi ngủ. Đảm bảo răng giả vừa vặn và không gây kích ứng. Đảm bảo răng giả được làm sạch hàng ngày;
- Tránh sử dụng các loại nước súc miệng hoặc thuốc xịt. Bạn hãy sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một lần hoặc hai lần một ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh;
- Hạn chế lượng đường và các chất men có trong thức ăn. Thực phẩm như đồ ngọt, bánh mì, bia, rượu vang có thể làm tăng sự phát triển candida;
- Bỏ thuốc lá. Hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn phương pháp giúp bạn bỏ thuốc.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn hoặc con em bạn đang gặp phải những triệu chứng trên thì hãy nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra cách điều trị thích hợp nhất. Một số phòng khám uy tín :
Như vậy, bài viết trên một phần nào đó giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nấm miệng, tưa lưỡi. Nấm miệng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vì thế các bậc phụ huynh có con nhỏ nên thường xuyên quan tâm đến sức khoẻ của con mình và ngay cả bản thân mình để phát hiện các trường hợp nấm miệng sớm nhất có thể nhé.
Nguồn: Hello Bacsi, Medlatec, Youmed