Theo dược liệu Đông Y, Ba Chạc vị đắng, mùi thơm, tính lạnh, có tác dụng thnah nhiệt, giải độc, trừ bệnh ôn nhiệt, trừ thấp, chống ngứa, giảm đau, lợi sữa. Cùng MedPlus tìm hiểu về các công dụng và bài thuốc về Ba Chạc nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Ba chạc, Dầu dấu, Bí bái, Mạt
- Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr.
- Họ: Cam ( Rutaceae )
2. Mô tả Cây
- Cây nhỏ cao 4-5m cành màu đỏ xám. Lá kép gồm ba lá chét nguyên, trông giống chạc ba nhánh do đó có tên ba chạc.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá. Quả nang gồm 1-4 vỏ nhẵn, phía ngoài nhăn nheo, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philippin.
Thu hoạch
- Cây hoa ra hoa vào tháng 4 – 5.
- Quả tháng 6 – 7
Bộ phận dùng
- Lá, quả và rễ là bộ phận của cây được sử dụng để làm vị thuốc.
Chế biến
- Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ, mụn nhọt, lở loét.
- Thân và rễ thái mỏng phơi khô cũng được dùng làm thuốc.
- Rễ và lá thu hái quanh năm đem về rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Trong lá, vỏ quả có tinh dầu mùi thơm nhẹ dễ chịu
- Vỏ rễ ba chạc chứa alcaloid, lá có tinh dầu thơm nhẹ
B. Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn : Ức chế trực khuẩn lỵ Shigella ở nồng độ pha loãng 1:25 , ,…
- Tác dụng lợi sữa: Trên mô hình chim bồ câu, người ta dùng liều khô 10g/kg/ngày , sau 10 ngày , biểu bì mô diệu của 1/5 con chim hình thành tuyến sữa
- Độc tính cấp rất thấp
- Dược lý lâm sàng: Thử cho 35 người cho con bú. Uống nước sắc lá và cành non khô ngày 12g liều nhiều ngày. Sau 3 ngày, sữa tăng nhiều ( 42,8% ) , tăng vừa ( 40%), không có kết quả 6 ( 17.2%)
C. Công dụng và liều dùng
Theo y học hiện đại
Công dụng:
- Lá và cành tươi được nấu với nước để tắm ghẻ, rửa các vết loét, vết thương nhiễm khuẩn, chốc đầu. Lá tươi nấu và rửa đắp, phụ nữ ít sữa, trẻ em kém ăn và sốt cao sinh kinh giật
- vỏ thân và rễ chữa phong thấp , đau lưng, nhứt xương, tê bại, bán thân bất hoại, kinh nguyệt không đều. Ở Trung Quốc , còn chữa độc lá ngón.
Liều dùng:
Liều dùng trong ngày:
- Lá Ba Chạc: Mỗi ngày uống 20-40g dưới dạng thuốc sắc uống hoặc nấu cao
- Rễ và Vỏ Thân: Ngày 8-24g sắc uống
Lưu ý:
- Tính theo liều dùng dạng khô , độc tính thấp. Sử dụng đúng liều.
Bài thuốc sử dụng đến Ba Chạc
1. Thuốc bổ đắng
Công dụng: Làm ngon ăn, dễ tiêu đặc biệt sử dụng cho phụ nữ sau khi đẻ
- Ngày 8-16g Lá hoặc 4 – 12g Rễ
- Sắc uống
2. Thuốc lợi sữa
- Ngày 8-16g Lá
- Sắc uống nhiều ngày
3. Thuốc điều kinh
- Ngày 4-12g rễ , vỏ thân
- Sắc uống
4. Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét lưỡi và miệng, viêm gan vàng da, viêm dạ dày
- Ngày 12-20g lá tươi
- Sắc uống. Trường hợp viêm ở miệng thì ngậm và nuốt dần.
5. Chữa sốt, ngộ độc , háo khát, nước tiểu vàng nâu
- Ngày 20 lá khô hoặc 40g lá tươi
- Sắc uống
6. Chữa phong thấp , đau nhứt xương khớp
- Ngày 20-40g rễ ba chạc. Dây đau xưởng, câu đảng, tầm gửi cây dâu. Mỗi vị 20-30g, sắc uống.
7. Phòng bệnh cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não
- Ba chạc ( lá ) 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g
- Sắc uống
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Ba Chạc cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam