Bệnh viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm amidan. Viêm họng phát triển qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Ở từng giai đoạn cụ thể, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau dựa vào triệu chứng và tổn thương lâm sàng.
Viêm họng là một trong những bệnh hô hấp trên phổ biến nhất và có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh khởi phát chủ yếu ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người bị suy nhược, suy dinh dưỡng,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng
Virus, vi khuẩn:
Khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây viêm họng như: Virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,… Ngoài ra một số loại vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu. Phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcal, còn được gọi là liên cầu khuẩn nhóm A.
Yếu tố bên ngoài khác:
- Chất kích ứng. Khói bụi, thuốc lá, rượu bia, thuốc xịt chứa hóa chất, đồ ăn cay nóng,… làm cháy lớp lót ở niêm mạc họng dẫn đến viêm.
- Thời tiết nóng bức sử dụng máy điều hòa nhiều, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, nên dễ gây viêm họng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản nên khi bị bệnh này, cổ họng bạn sẽ luôn cảm thấy nóng rát.
- Nhiễm HIV. Những người bị nhiễm HIV thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, họ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng.
- Tồn tại khối u ở cổ
- Thời tiết hanh khô cũng là nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng
Các dấu hiệu của bệnh viêm họng thường gặp
Các triệu chứng đau họng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu cổ họng;
- Ho;
- Đau khi nuốt hoặc nói;
- Đau, sưng hạch ở cổ hoặc hàm của bạn
- Sưng, amidan đỏ;
- Một giọng nói khàn hoặc bị bóp nghẹt;
- Có thể sốt trên 38 độ;
- Cơ thể mệt mỏi.
Bệnh viêm họng có nguy hiểm không?
Hầu hết viêm họng đều sẽ hồi phục sau 7 ngày. Nếu có sức đề kháng khỏe mạnh và tích cực điều trị, bệnh có thể thuyên giảm nhanh và hầu như không phát sinh biến chứng. Tuy nhiên nếu xảy ra do vi khuẩn, bệnh có khả năng gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm mũi;
- Viêm phế quản;
- Viêm tai;
- Viêm cầu thận;
- Viêm tấy xung quanh amidan;
- Nhiễm trùng huyết;
- Viêm hạch mủ;
- Viêm thanh quản;
- Viêm xoang.
Cách điều trị bệnh viêm họng hiệu quả bằng thuốc kháng sinh
Nếu bệnh có nặng hơn thồn thường thì nên sử dụng kháng sinh. Tốt nhất nên dùng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ. Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do nhiễm vi khuẩn gây ra. Mỗi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nên được sử dụng theo đúng lịch trì mặc dù các triệu chứng của đau họng đã được cải thiện. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Một số phương pháp phòng ngừa viêm họng mà bạn nên biết
- Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hằng ngày nhằm làm dịu niêm mạc hầu họng, giảm viêm và đau rát. Ngoài ra, nước muối còn hỗ trợ loại bỏ đờm ứ và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
- Đeo khẩu trang khi di chuyển hoặc đến những nơi đông người. Trong trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất và bụi bẩn thường xuyên, nên dùng khẩu trang bảo hộ để giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
- Giữ vệ sinh răng miệng, đồng thời cần súc miệng với nước muối 2 lần/ ngày nhằm hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn . Hạn chế các chủng vi khuẩn trong khoang miệng bùng phát quá mức.
- Uống nhiều nước và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm nâng cao thể trạng và cải thiện chức năng miễn dịch.
- Cân nhắc phẫu thuật cắt amidan nếu bệnh tái phát nhiều lần do viêm amidan mãn tính.
- Không tiếp xúc thân mật hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể và tăng cường bổ sung các loại thảo dược có đặc tính kháng khuẩn như tỏi, gừng, nghệ,… khi thời tiết chuyển lạnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các cách chữa trị tại nhà chỉ có hiệu quả khi bệnh mới vừa khởi phát. Nếu sau một vài ngày mà bạn vẫn cảm thấy đau họng, thậm chí là xuất hiện các triệu chứng dưới đây chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng hơn:
- Sốt cao.
- Khó thở, cứng cổ hoặc chảy nước dãi không cầm được.
- Có máu trong dịch đờm hoặc trong nước bọt.
- Bệnh kéo dài trên một tuần.
Khi bệnh trở nên trầm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh như: penicillin, amoxicillin,… có tác dụng điều trị bệnh. Khi sử dụng, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số phòng khám bệnh viêm họng uy tín:
- Bật mí 5 phòng khám viêm họng uy tín quận 3
- Điểm danh 5 địa chỉ khám viêm họng uy tín quận 5
- Top 5 phòng khám tai mũi họng uy tín quận 10
Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Vhea.org.vn