Trẻ bị tê chân tay có sao không?
Bị tê tay chân do sự tăng trưởng về xương khớp. Hay do vận động sai tư thế thực chất không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng xuất phát từ các nguyên nhân về bệnh lý, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Bởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị tê chân tay là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị tê chân tay ?
- Do bị thiếu dinh dưỡng: các dưỡng chất dễ bị thiếu hụt dẫn tới tình trạng tê chân tay. Bao gồm canxi, sắt, kali, photpho, magie, vitamin B12 và một số dưỡng chất khác.
- Do quá trình phát triển của xương khớp: trẻ em là nhóm độ tuổi đang trong quá trình phát triển của hệ xương khớp. Khi đó cấu trúc xương thay đổi liên tục với tốc độ nhanh dẫn tới tình trạng tê tay chân ở trẻ em.
- Do các bệnh lý về xương khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do hệ miễn dịch của trẻ tấn công vào khớp. Thay vì tấn công vào các hoạt chất gây hại cho cơ thể.
- Thừa cân, béo phì: cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép gây nên áp lực không hề nhỏ đến hệ cơ xương khớp. Dẫn tới việc các dây thần kinh bị chèn ép, khó lưu thông máu đến các chi làm chân tay bị tê bì.
- Vận động sai tư thế: trẻ em nằm, ngồi và tham gia các hoạt động sai tư thế cũng khiến việc lưu thông máu gặp trở ngại, làm co cứng và tê tay chân.
- Do chấn thương: thông thường những trẻ em từng bị chấn thương liên quan đến tay, chân thường có các biểu hiện tê chân tay nhiều hơn do di chứng.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị tê chân tay đơn giản tại nhà
- Xoa bóp chân tay cho trẻ: xoa bóp chân tay cho trẻ hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng tê bì chân tay.
- Ngâm chân tay: liệu pháp ngâm chân tay cho trẻ nhỏ giúp lưu thông mạch máu, giảm các triệu chứng tê và đau mỏi.
- Dùng lá ngải cứu chữa tê bì chân tay: dùng một ít ngải cứu sao nóng với muối trắng rồi bọc vải, chườm lên vùng da bị tê. Thực hiện hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt.
- Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho con. Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sự phát triển của xương khớp.
- Cho con vận động nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.
- Nhắc nhở con nếu vận động hoặc nằm, ngồi sai tư thế tránh chèn ép dây thần kinh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tê chân tay
Thực phẩm mà trẻ bị tê chân tay nên ăn
- Thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin B12, sắt và photpho, kali…
- Các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, tôm, cá, hải sản…
- Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
- Có thể cho trẻ uống thêm vitamin nhóm B để tăng cường dinh dưỡng.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa nguyên kem, sữa chua… cũng là các thực phẩm nên cho trẻ sử dụng.
Thực phẩm mà trẻ bị tê chân tay nên tránh
- Các loại đồ ăn đóng hộp
- Các loại thức ăn nhanh
- Đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng nước ngọt hóa học, các loại nước uống có gas
Cách phòng ngừa cho trẻ bị tê chân tay
- Tạo cho con tâm lý thoải mái, tránh đặt áp lực lên con.
- Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì cần kiểm soát chế độ ăn uống và giúp con kiểm soát cân nặng.
- Nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao, vận động để cải thiện tình hình xương khớp
- Nên cho bé mặc quần áo thoải mái, mang giày phù hợp khi vận động.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất như canxi, sắt, magie, vitamin D, K có lợi cho sức khỏe xương khớp và hệ miễn dịch của bé.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị tê chân tay như thế nào? Trẻ bị tê chân tay có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để ctê chân tay sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé ttê chân tay Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp