Trẻ bị quáng gà có sao không?
Quáng gà khiến bé giảm thị lực đáng kể khi về chiều tối hoặc ở nơi thiếu ánh sáng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và vui chơi của bé. Điều nguy hiểm là đôi khi bé không nhận ra hoặc không biết mình bị quáng gà. Nếu kéo dài, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị quáng gà là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị quáng gà ?
- Các bệnh lý tại mắt: Cận thị, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền), … là những bệnh lý ở mắt có thể gây ra quáng gà ở trẻ.
- Các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà, như đái tháo đường, bệnh Keratoconus,…
- Thuốc: Các thuốc tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân của tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà trên trẻ.
- Dinh dưỡng: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh, và chuyển thành hình ảnh trên võng mạc. Vì vậy, thiếu Vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà.
- Do di truyền: Bố hoặc mẹ bị quáng gà hoàng toàn có khả năng lây cho bé.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị quáng gà đơn giản tại nhà
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của quáng gà ở trẻ
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Có thể cho trẻ tham gia các lớp tập thích nghi và di chuyển.
- Luôn duy trì lối sống tích cực cho trẻ: vận động thường xuyên, chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị quáng gà
Thực phẩm mà trẻ bị quáng gà nên ăn
- Thực phẩm giàu vitamin A như: Cà rốt, cà chua, xoài, dưa vàng, chuối, rau răm, rau bina, cải xoong, hung quế, ớt chuông, măng tây, một số loại đậu.
- Thực phẩm giàu vitamin E như: bơ, hạnh nhân, dầu hướng dương, dầu oliu, gan cá,…
- Vitamin C: có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, rau súp lơ xanh, chuối, táo,…
- Thực phẩm giàu vitamin B như: sữa, các thực phẩm từ sữa, các loại nấm tươi, rau bắp cải, súp lơ, xà lách, rau bina,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch, các loại quả: hạnh nhân, óc chó,…
- Thực phẩm giàu kẽm, selen, anthocyanin,… như: việt quất, nho, mận, táo, súp lơ, …
Thực phẩm mà trẻ bị quáng gà nên tránh
- Hạn chế đồ ăn nhanh
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thực phẩm dưới dạng động lạnh.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị quáng gà
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang than cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có chứa nhiều Vitamin A như: trứng, gan, các loại rau xanh, rau củ quả như cà rốt, cà chua…
- Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm mà không được bú mẹ hoàn toàn thì nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin A để phòng ngừa các tác nhân có thể gây ra bệnh quáng gà.
- Đồng thời đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ theo chương trình quốc gia phòng chống mù lòa do thiếu vitamin A.
- Tích cực phòng tránh và chữa trị kịp thời các bệnh mạn tính mà trẻ mắc phải như bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, sởi… và sớm bổ sung thêm thức ăn có chứa vitamin A.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị quáng gà như thế nào? Trẻ bị quáng gà có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để cquáng gà sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé tquáng gà Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp