Kiểm soát chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, giữ gìn vóc dáng cân đối và đặc biệt là duy trì cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thực sự hiểu về các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể? Acid amin là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể. Việc dư thừa hay thiếu hụt acid amin có tác hại như thế nào?
Hãy cùng MedPlus tìm hiểu nhé!
Acid amin là gì?
Acid amin là thành phần cấu tạo nên các protein trong cơ thể. Các protein khác nhau do sự sắp xếp ví trí của các acid amin trong chuỗi polypeptid và thành phần các acid amin. Protein được mô tả như một chuỗi các hạt với nhiều hình dáng khác nhau. Mỗi hạt là một phân tử nhỏ được gọi là axit amin. Các loại axit amin này có thể kết hợp với nhau để tạo ra hàng nghìn các loại protein khác. Bình thường, khi ăn các thức ăn giàu chất đạm (protein) như: thịt, cá, trứng, sữa,… thì các protein này sẽ được phân hủy bởi dịch vị tiêu hóa trong dạ dày thành các phân tử nhỏ hơn là acid amin. Các acid amin này lại được tổng hợp trở lại để hình thành nên các loại protein của cơ thể.
Phân loại các acid amin.
Trong tự nhiên có khoảng 150 loại acid amin khác nhau nhưng chỉ có 20 loại acid amin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Trong đó, cơ thể có thể tạo ra 12 loại, còn 8 acid amin cơ thể không tự tổng hợp được.
Theo đó, các acid amin được chia thành 2 nhóm chính như sau:
+ Acid amin tổng hợp được (dispensable amino acid): tức là loại acid amin mà cơ thể có thể tự tổng hợp được từ các nguyên liệu sẵn có (các acid béo, amiac, amid…). Nhóm này gồm các acid amin như: arginin, taurin, cystein, tyrosin…
+ Các acid amin được xem như là nguyên liệu xây dựng cơ bản của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng như là những chất trung gian trong quá trình chuyển hóa và tổng hợp protein, cũng là những đơn vị cấu trúc cơ bản của protein. Chính vì vậy, mà các acid amin rất cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.Acid amin cơ thể không tự tổng hợp được (acid amin thiết yếu – essential amino acid – EAA): Đây là loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể để cho quá trình sinh trưởng và phát triển, cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải thường xuyên đưa từ bên ngoài vào. Có 8 acid amin thiết yếu: leucin, isoleucin, lysine, phenylalanine, threonin, tryptophan, valin, methionon.
Tầm quan trọng của acid amin đối với sức khỏe.
Các acid amin được xem như là nguyên liệu xây dựng cơ bản của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng như là những chất trung gian trong quá trình chuyển hóa và tổng hợp protein, cũng là những đơn vị cấu trúc cơ bản của protein. Chính vì vậy, mà các acid amin rất cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Vai trò
Sau đây là một số vai trò của acid amin thiết yếu đối với cơ thể
Isoleucine
Rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe sau thời gian luyện tập thể dục thể thao, đồng thời giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 20mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Leucine
Tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu (nên tốt cho người mắc chứng gia tăng đường huyết hoặc người muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng). Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 39mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Loại axit amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.
Lysine
Nhiệm vụ quan trọng nhất là hấp thụ canxi giúp cho xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ trong cơ thể, nhờ đó giúp tránh hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 30mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Nó còn có tác dụng tạo ra kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.
Methionine
Đặc biệt cần thiết cho nam giới nếu muốn phát triển cơ bắp vì nó nhanh chóng phân hủy và đốt cháy chất béo, đồng thời tăng lượng testosterone sinh dục nam. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 15mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Methionine còn hỗ trợ chống chữa kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan…
Phenylalanine
Có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ.
Phenylalanine có thể làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh, tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời giúp tạo ra vitamin D nuôi dưỡng làn da. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 25mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên axit amin này nếu dùng nhiều có thể dẫn đến độc hại, cần hạn chế.
Threonine
Chức năng chính là hỗ trợ hình thành collagen và elastin là 2 chất liên kết tế bào trong cơ thể. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 15mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động của gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất.
Tryptophan
Có 2 chức năng quan trọng, 1 là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), 2 là cung cấp tiền chất của serotonin – 1 chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ ngon và tâm trạng thoải mái. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 4mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Valine
Giúp chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Nó còn giúp phân hủy đường glucozơ có trong cơ thể. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 26mg/1kg trọng lượng cơ thể.
Histidine
Giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với nhau. Nó còn giúp hình thành màng chắn myelin, 1 chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị kích thích tiêu hóa. Với người trưởng thành cần cung cấp mỗi ngày khoảng khoảng 10mg/1kg trọng lượng cơ thể.
9 loại axit amin thiết yếu này liên kết chặt chẽ với nhau, kích thích cơ thể phát triển mạnh mẽ. Nếu thiếu 1 trong số chúng cơ thể dễ dẫn đến 1 số bệnh tật nguy hiểm.
Thiếu hụt acid amin dẫn đến hậu quả gì?
Khi cơ thể thiếu acid amin sẽ dẫn đến một số hậu quả như:
Thiếu protein
Nguyên nhân chính là không đủ protein. Protein là hoàn toàn cần thiết cho cơ thể để tạo ra axit amin. Và vì axit amin không được lưu trữ quá lâu, mọi người cần ăn đủ protein mỗi ngày. Cả thực phẩm từ động vật và thực vật đều chứa axit amin, nhưng chỉ thực phẩm động vật mới chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Một số thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu axit amin là thịt, gà tây, gà, trứng, sữa, phô mai và sữa chua. Tất cả những thứ này đều giàu protein. Chính từ sự phân hủy protein trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta, cơ thể có thể truy cập các axit amin cần thiết.
Tiêu hóa protein kém
Đôi khi chỉ cần ăn nhiều protein là không đủ. Protein phải được chia thành các phần cấu thành của nó trước khi sử dụng. Một nguyên nhân thứ hai của sự thiếu hụt có thể là tiêu hóa protein kém. Đôi khi, người ta đã thừa hưởng các dị thường sinh hóa làm hạn chế khả năng phân hủy protein của cơ thể.
Lão hóa
Nồng độ axit amin không đủ cũng có thể là kết quả của quá trình lão hóa. Khi chúng ta già đi, nồng độ axit dạ dày giảm. Axit dạ dày giảm gần 40% từ thanh thiếu niên đến tuổi ba mươi và gần một nửa nữa vào những năm bảy mươi. Do đó, khả năng tiêu hóa protein của chúng ta giảm dần theo tuổi tác.
Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu hụt acid amin.
Dễ bị tổn thương xương khớp
Khi nhắc đến tăng cường sức khỏe xương khớp, thường mọi người sẽ chỉ nghĩ về canxi mà không biết rằng acid amin cũng là một dưỡng chất khác vô cùng quan trọng. Một nghiên cứu đánh giá vào năm 2018 đã cho kết quả rằng, chế độ ăn giàu acid amin sẽ giúp cho xương của bạn thêm chắc khỏe. Lý do là vì khi không có đủ acid amin để cung cấp cho hoạt động của cơ bắp và não bộ, cơ thể chúng ta sẽ lấy từ những khu vực khác như trong mô cơ xương. Nếu không có sự hỗ trợ của mô cơ này, xương của chúng ta sẽ dễ bị tổn thương hơn như rạn nứt, gãy xương.
Móng tay giòn và dễ gãy, rụng tóc
Vì acid amin là một phần thiết yếu của tóc và móng tay, nên khi cơ thể thiếu hụt acid amin thì hai bộ phận này sẽ yếu hơn rất nhiều. Tóc bạn sẽ bị rụng nhiều, mất độ bóng, gặp vấn đề về xơ rối và chẻ ngọn hơn. Móng tay có xu hướng trở nên giòn và dễ gãy hơn. Lý do là bởi cơ thể sẽ cắt giảm protein ở tóc và móng để tập trung cho những bộ phận quan trọng hơn như não bộ và cơ bắp.
Protein là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất đối với cơ thể. Protein giúp xây dựng nên khối cơ bắp, có mặt trong mọi tế bào và cung cấp các axit amin để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Dù ngày nay, tình trạng thiếu protein đã không còn phổ biến song điều này vẫn xảy ra ở một nhóm những người mắc chứng chán ăn, ung thư, suy dinh dưỡng, ăn kiêng sai cách hoặc ăn chay. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận ra khi cơ thể thiếu hụt lượng protein cần thiết.
Dễ bị tổn thương xương khớp
Khi nhắc đến tăng cường sức khỏe xương khớp, thường mọi người sẽ chỉ nghĩ về canxi mà không biết rằng protein cũng là một dưỡng chất khác vô cùng quan trọng. Một nghiên cứu đánh giá vào năm 2018 đã cho kết quả rằng, chế độ ăn giàu protein sẽ giúp cho xương của bạn thêm chắc khỏe. Lý do là vì khi không có đủ protein để cung cấp cho hoạt động của cơ bắp và não bộ, cơ thể chúng ta sẽ lấy từ những khu vực khác như trong mô cơ xương. Nếu không có sự hỗ trợ của mô cơ này, xương của chúng ta sẽ dễ bị tổn thương hơn như rạn nứt, gãy xương.
Cơ bắp teo lại
Cảm thấy yếu mệt
Không hấp thụ đủ acid amin sẽ không làm bạn cảm thấy mệt mỏi ngay lập tức, nhưng theo thời gian, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi và chậm chạp hơn so với bình thường. Việc cơ bắp suy yếu là một nguyên nhân, ngoài ra còn có nguyên nhân khác nữa đó chính là sự suy giảm hemoglobin trong máu.
Dư thừa acid amin dẫn đến hậu quả gì?
Khi cơ thể bạn có quá nhiều axit amin, những tác động sau đây có thể xảy ra:
- Rối loạn tiêu hóa, như đầy hơi
- Đau bụng
- Bệnh tiêu chảy
- Tăng nguy cơ mắc bệnh gút (tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến viêm khớp)
- Huyết áp giảm không lành mạnh
- Thay đổi cách ăn uống
- Cần cho thận của bạn làm việc chăm chỉ hơn để duy trì sự cân bằng
Hầu hết các chế độ ăn uống cung cấp lượng axit amin an toàn.
Thực phẩm chứa nhiều acid amin
Các loại thực phẩm trong danh sách sau đây là nguồn acid amin thiết yếu phổ biến nhất:
- Lysine có trong thịt, trứng, đậu nành, đậu đen, quinoa và hạt bí ngô .
- Thịt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt, hạt và ngũ cốc chứa một lượng lớn histidine.
- Phô mai và mầm lúa mì chứa một lượng lớn threonine.
- Methionine có trong trứng, ngũ cốc, các loại hạt và hạt.
- Valine có trong đậu nành, phô mai, đậu phộng, nấm, ngũ cốc và rau.
- Isoleucine rất phong phú trong thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, phô mai, đậu lăng, các loại hạt và hạt.
- Sữa, đậu nành, đậu và các loại đậu là nguồn cung cấp leucine.
- Phenylalanine có trong sữa, thịt, thịt gia cầm, đậu nành, cá, đậu và các loại hạt.
- Tryptophan có trong hầu hết các loại thực phẩm giàu protein, bao gồm mầm lúa mì, phô mai, gà và gà tây .
Đây chỉ là một vài ví dụ về thực phẩm giàu acid amin thiết yếu. Tất cả các loại thực phẩm có chứa protein, dù là thực vật hay động vật, sẽ chứa ít nhất một số axit amin thiết yếu. Ngoài ra bạn có thể cung cấp acid amin cho cơ thể với một số loại thực phẩm bổ sung như:
BCAA là chuỗi acid amin thiết yếu hay còn gọi là Branched-Chain Amino Acids, đây là những hợp chất hữu cơ liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên phân tử protein, đóng vai trò trong việc xây dựng cơ bắp.
Lưu ý khi chế biến và sử dụng các thực phẩm có chứa acid amin.
Hãy hỏi ý kiến với bác sĩ của bạn nếu bạn dự định thực hiện chế độ ăn kiêng rất giàu acid amin hoặc một chế độ bao gồm bổ sung axit amin vì bất kỳ lý do nào – bao gồm bất kỳ chất bổ sung nào được thực hiện để hỗ trợ tập luyện thể thao cường độ cao.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324229.php
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/amino-acid-deficiency