Site icon Medplus.vn

ALBUMIN TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VỚI CƠ THỂ NGƯỜI?

Cùng Medplus tìm hiểu  nhưng vai trò của albumin với cơ thể con người chúng ta bạn đọc nhé!

Albumin

1. Albumin là gì?

Al-bumin là một trong những thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm tới 58 – 74% hàm lượng protein toàn phần. 40% Albumin nằm ở huyết tương và 60% nằm ở dịch ngoại bào. Al-bumin máu có nhiều chức năng quan trọng như:

  • Duy trì áp lực thẩm thấu keo trong máu, giữ cho nước không rò rỉ ra ngoài mạch máu;
  • Cung cấp acid amin cho quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi;
  • Đảm nhiệm vai trò liên kết, vận chuyển một số chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như acid béo, bilirubin, hormone steroid và các hoạt chất khác,… đi khắp cơ thể.

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể sản xuất Al-bumin (mỗi ngày gan tạo ra khoảng 10,5g Albumin). Cũng vì vậy, chỉ số Al-bumin thể hiện rõ tình trạng chức năng của gan. Albumin giảm khi gan bị suy yếu ở người mắc bệnh thận, sốc, suy dinh dưỡng, viêm nhiễm,… Al-bumin máu cao khi cơ thể mất nước. Tuy nhiên, vì thời gian phân hủy của Al-bumin là từ 12 – 18 ngày, nên trong giai đoạn đầu gan bị tổn thương, có thể Al-bumin trong máu chưa giảm nhiều.

2. Xét nghiệm Albumin là gì?

Xét nghiệm protein Al-bumin là xét nghiệm nồng độ Al-bumin trong máu, dùng để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý khác nhau hoặc để theo dõi tình trạng sức khỏe, tiến triển bệnh lý của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm Al-bumin trong máu cũng giúp bác sĩ tiếp tục theo dõi, chỉ định các phương pháp xét nghiệm và kê các đơn thuốc phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

3. Vai trò của albumin

  • Bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm Al-bumin cùng một số xét nghiệm khác khi một người có các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan như mệt mỏi, sụt cân nhiều và nhanh, vàng da hoặc các triệu chứng của hội chứng thận hư như sưng phù quanh mắt, bụng và mắt cá chân;
  • Bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm Albumin máu và Prealbumin khi muốn giám sát, kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của một bệnh nhân. Nồng độ Albumin không thay đổi nhanh như Prealbumin nhưng nó có thể giảm, phản ánh tình trạng thiếu hụt Protein và suy dinh dưỡng;
  • Xét nghiệm nồng độ Albumin huyết tương nhằm đánh giá chức năng gan, thận của bệnh nhân.

Liều lương al-bumin:

  • Trẻ 0 – 4 tháng tuổi: nồng độ Albumin là 2,0 – 4,5 g/dL;
  • Trẻ 4 – 16 tháng tuổi: nồng độ Albumin là 3,2 – 5,2 g/dL;
  • Người lớn trên 16 tuổi: nồng độ Albumin là 3,5 – 4,8 g/dL hay (35 – 48 g/L).

Giá trị bất thường

  • Định lượng Albumin giảm: Do bệnh ở gan (nghiện rượu, viêm gan, xơ gan), đái tháo đường, bệnh thận, sốc, suy dinh dưỡng, viêm, đặc biệt là sau phẫu thuật. Các tình trạng sức khỏe như bị bỏng, bệnh về đường ruột gây mất protein, bệnh đường tiết niệu, ung thư hạch bạch huyết Hodgkin, nhược giáp, suy tim, đa u tủy xương, bệnh rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp,… cũng có thể làm giảm nồng độ Albumin trong máu, kể cả khi bệnh nhân ăn uống đầy đủ chất đạm;
  • Định lượng Albumin cao: Do mất nước, viêm tụy cấp, có thai, chế độ dinh dưỡng giàu đạm, buộc garo lâu hoặc có hiến máu, xét nghiệm máu thời gian gần đây.

Định lượng Al-bumin huyết thanh là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý của từng bệnh nhân. Vì vậy, trong trường hợp có những triệu chứng về gan, thận hoặc tổn thương các cơ quan này, bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm định lượng Al-bumin. Mục đích của xét nghiệm chỉ số Al-bumin nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.

4. Những yếu tố ảnh hưởng tới albumin là gì?-

  • Buộc garo lâu có thể tăng chỉ số Abumin khi xét nghiệm;
  • Lấy mẫu máu ở gần vị trí đang truyền dịch có thể dẫn tới mức độ Al-bumin thấp hơn thực tế;
  • Khi có thai, nồng độ Al-bumin máu trong máu giảm đi, nồng độ Globulin tăng lên;
  • Sử dụng thuốc làm tăng nồng độ Al-bumin: Steroid đồng hóa, thuốc kháng viêm chứa steroids, dextran, androgen, thuốc bổ sung hormone tăng trưởng, insulin, progesterone và phenazopyridine,…
  • Sử dụng thuốc làm giảm nồng độ Al-bumin: estrogen, thuốc bổ sung ion amoni, thuốc gây độc cho gan và thuốc uống tránh thai;
  • Bệnh nhân bị mất nước thường bị tăng nồng độ Abumin.

 

Albumin

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về albumin, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version