Chứng ám ảnh sợ hãi là một bệnh lý về rối loạn mãn tính, khác với những cảm giác lo âu,sợ hãi nhất thời. Đay là một dạng bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tâm lý của người bệnh. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến làm giảm sút kết quả học tập cũng như làm việc, phá hoại các mối quan hệ trong xã hội và nghiêm trọng hơn là trầm cảm, đôi khi có ý định tự sát. Mời độc giả cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu thêm kiến thức về chứng bệnh tâm lý này nhé!
Chứng ám ảnh sợ hãi là bệnh gì?
- Chứng ám ảnh sợ hãi là chứng sợ quá mức vô lý các vật bình thường không thật sự quá nguy hiểm. Đây là một dạng rối loạn tâm thần có liên quan đến tình trạng lo âu tránh né trong hầu hết các trường hợp
- Tình trạng này đến các hoạt động xã hội bình thường tại nơi làm việc,học tập hoặc trong môi trường xã hội.
Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi?
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng.Nhưng chứng ám ảnh sợ hãi có xu hướng di truyền từ trong gia đình và thường khởi phát sau một sự kiện chấn động. Có thể bắt đầu đột ngột hoặc tăng dần.
Những ai thường có nguy cơ mắc phải chứng sợ hãi?
- Thông thường chứng ám ảnh sợ hãi bắt đầu từ tuổi dậy thì nhưng chứng ám ảnh sợ hãi động vật, máu, bão và nước thường bắt đầu khi còn nhỏ.
- Nữ giới thường thường mắc phải nhiều hơn nam giới.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chứng sợ hãi?
Tuổi tác
Chứng sợ hãi thường gặp khi bạn còn nhỏ, các ám ảnh cụ thể sẽ bắt đầu từ giai đoạn tuổi dậy thì.
Người thân trong gia đình
Nếu như 1 người thân trong gia đình cũng mắc phải chứng sợ hãi, nguy cơ cao bạn sẽ gặp phải. Các nhà khoa học cho rằng, đó là yếu tố di truyền, hoặc khi còn nhỏ bạn đxa học theo người lớn nên sẽ có xu hướng ám ảnh những thứ mà người thân trong gia đình đã trải qua.
Tính cách của bạn
Có khả năng nếu bạn là một con người có tính cách nhút nhát, rụt rè và bi quan.
Tổn thương tâm lý
Những sự kiện mà bạn đã từng trải nghiệm gây ra chấn động tâm lý.
Triệu chứng của chứng ám ảnh sợ hãi?
Biểu hiện đa dạng, bao gồm cả những triệu chứng thực thể như:
- Ra nhiều mồ hôi tay
- đau thắt ngực,tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.
- Thở nhanh
- Rối loạn tiêu hóa
Khi người bệnh tiếp xúc với các tình huống liên quan đến hội chứng này, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn, làm người bệnh lo lắng nặng nề hơn, cuối cùng có thể gây nên các cơn hoảng loạn mà người bệnh không thể kiểm soát được các hành vi của mình.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người mắc chứng ám ảnh sợ hãi?
Để hạn chế diễn tiến của chứng bệnh này, bạn cần:
- Tránh xa những thứ mang lại cảm giác sợ hãi
- Hạn chế các tình huống căng thẳng nếu có thể.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục
- Thay đổi cách nghĩ theo hướng tích cực hơn, sống vui vẻ hơn
- Không ngại ngần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu và thường xuyên cảm thấy các cơn sợ hãi.
Một số địa chỉ uy tín điều trị tâm bệnh nếu bạn cần tham khảo:
Top 3 phòng khám Tâm thần uy tín quận 1
Hi vọng qua bài viết trên, độc giả sẽ có thêm kinh nghiệm về chứng ám ảnh sợ hãi, đừng ngại ngần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu và thường xuyên cảm thấy các cơn sợ hãi. Để cuộc sống của bạn có thể thoải mái trở lại như bình thường.
Các nguồn đã tham khảo: hellobacsi.com, vinmec