Thuốc Amlodipin 10mg là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về thông tin thuốc, công dụng, cách sử dụng, liều dùng, một số tác dụng phụ cũng như nơi mà bạn có thể mua được loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin thuốc Amlodipin 10mg
Tên Thuốc: Amlodipin 10mg
Số Đăng Ký: VD-11902-10
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Amlodipin besylat tương đương 10mg Amlodipin
Dạng Bào Chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: hộp 1 vỉ x 10 viên, chai 90 viên nén
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Công ty Đăng ký: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Công dụng – Chỉ định
Công dụng:
Thuốc Amlodipine 10mg thường được sử dụng chung hoặc riêng biệt với các loại thuốc khác để điều trị chứng cao huyết áp.
Amlodipine 10mg cũng có thể được sử dụng để điều trị dự phòng các cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.
Chỉ định:
Thuốc Amlodipin 10mg được chỉ định dùng trong những trường hợp sau đây:
- Tăng huyết áp.
- Đau thắt ngực ổn định mạn tính.
- Đau thắt ngực thể co thắt (đau thắt ngực kiểu Prinzmetal).
Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng:
- Nên uống thuốc Amlodipin 10mg với ít nhất là 30 – 50ml nước lọc, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.
- Tránh sử dụng thuốc với nước có gas, rượu, bia, sữa.
- Tốt nhất là uống thuốc sau các bữa ăn.
- Không nhai hoặc nghiền nát thuốc nhằm tránh làm mất hiệu quả của thuốc.
Liều dùng:
Người lớn
Đối với cả 2 trường hợp tăng huyết áp và đau thắt ngực, dùng Amlodipin 10mg liều khởi đầu thông thường là 5 mg/ngày, có thể tăng đến liều tối đa 10 mg tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, ở những bệnh nhân tăng huyết áp, Amlodipin 10mg được dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn alpha, chẹn beta hoặc thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin. Đối với bệnh nhân đau thắt ngực, amlodipin có thể được dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc chống co thắt khác khi các bệnh nhân đau thắt ngực kháng lại nitrat và/hoặc thuốc chẹn beta ở liều thích hợp.
Không cần điều chỉnh liều khi dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn beta và các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.
Trẻ em
Trẻ em và thanh thiếu niên từ 6-17 tuổi bị tăng huyết áp: Liều khởi đầu hạ huyết áp ở trẻ em từ 6 -17 tuổi là 2,5 mg/ngày (dùng chế phẩm khác phù hợp với liều này), tăng liều đến 5 mg/ngày nếu huyết áp không đạt mục tiêu sau 4 tuần. Liều vượt quá 5 mg/ngày chưa được nghiên cứu ở trẻ em.
Tác dụng phụ
Thường gặp
- Thần kinh: Buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu (đặc biệt lúc bắt đầu điều trị).
- Tim: Đánh trống ngực.
- Mạch: Chứng đỏ bừng.
- Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn.
- Cơ xương, mô liên kết và xương: Sưng mắt cá chân.
- Toàn thân: Phù, mệt mỏi.
Ít gặp
- Tâm thần: Mất ngủ, thay đổi tâm trạng (gồm cả lo âu), trầm cảm.
- Thần kinh: Run, rối loạn vị giác, ngất, giảm cảm giác, dị cảm.
- Mắt: Rối loạn thị giác (gồm cả chứng nhìn đôi).
- Tai và tai trong: Ù tai.
- Mạch: Hạ huyết áp.
- Hô hấp, ngực và trung thất: Khó thở, viêm mũi.
- Tiêu hóa: Nôn, khó tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu (bao gồm tiêu chảy và táo bón), khô miệng.
- Da và mô dưới da: Rụng tóc, ban xuất huyết, rối loạn sắc tố da, tăng tiết mồ hôi, ngứa, phát ban, ngoại ban.
- Cơ xương, mô liên kết và xương: Đau khớp, đau cơ, chuột rút, đau lưng.
- Thận và tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm, tăng tần suất đi tiểu.
- Sinh sản và ngực: Liệt dương, chứng vú to ở nam giới.
- Toàn thân: Đau ngực, suy nhược, khó chịu.
Hiếm gặp
- Tâm thần: Lú lẫn.
Rất hiếm gặp
- Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Hệ miễn dịch: Các phản ứng dị ứng.
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng đường huyết.
- Thần kinh: Tăng trương lực cơ, bệnh thần kinh ngoại biên.
- Tim: Nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim (bao gồm nhịp tim chậm, nhịp nhanh thất và rung nhĩ).
- Mạch: Viêm mạch.
- Hô hấp, ngực và trung thất: Ho.
- Tiêu hóa: Viêm tụy, viêm dạ dày, tăng sản lợi.
- Gan-mật: Viêm gan, vàng da, tăng enzym gan.
- Da và mô dưới da: Phù mạch, hồng ban đa dạng, mày đay, viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson, phù Quincke, nhạy cảm ánh sáng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chống chỉ định
Thuốc Amlodipin 10mg được chống chỉ định dùng trong những trường hợp sau đây:
- Quá mẫn với các dẫn chất của dihydropyridin, amlodipin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Hạ huyết áp nặng.
- Sốc (gồm cả sốc tim).
- Tắc nghẽn đường ra của tâm thất trái (ví dụ: Hẹp động mạch chủ mức độ cao).
- Suy tim do huyết động không ổn định sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp.
Tương tác thuốc Amlodipin 10mg với các thuốc khác
- Các thuốc gây mê: Làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin va có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn.
- Dantrolen (tiêm truyền): ở động vật, thấy có hiện tượng rung thất gây tử vong và trụy tim mạch có liên quan đến tình trạng tăng kali huyết sau khi uống verapamil và truyền tĩnh mạch dantrolen.
- Dùng đồng thời các thuốc cảm ứng CYP3A4 (ví dụ: rifampicin, hypericum perforatum) có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của amlodipin.
- Thuốc ức chế CYP3A4
Lưu ý: Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của Thuốc Amlodipin 10mg. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của thuốc không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bảo quản thuốc
- Nên bảo quản thuốc Amlodipin 10mg ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt vì sẽ gây ẩm mốc và gây hư hỏng thuốc.
- Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc:
Có thể dễ dàng mua thuốc Amlodipin 10mg ở các nhà thuốc tư nhân, các quầy thuốc đạt chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Amlodipin 10mg là thuốc được kê theo đơn của bác sĩ, cần mang đơn thuốc đến nhà thuốc nếu có nhu cầu mua thuốc.
Giá thuốc:
Thuốc Amlodipin 10mg có giá được niêm yết là 1.790 VNĐ/viên.
Giá thuốc được bán có thể có sự chênh lệch giữa các nhà thuốc khác nhau.
Nguồn tham khảo: DrugBank