Site icon Medplus.vn

AMONIAC CÓ HẠI NHƯ THẾ NÀO?

Cùng Medplus tìm hiểu để biết thêm thông tin về tác hại của amoniac như thế nào bạn đọc nhé!

Amoniac

1. Amoniac là gì?

Amoniac là một yếu tố cần thiết cho thực vật, động vật và đời sống con người. Nó được tìm thấy trong đất, nước, không khí và là nguồn nitơ rất cần thiết cho cây trồng vật nuôi. Khí độc trong môi trường xuất phát từ sự phân hủy tự nhiên của phân bón, thực vật đã chết và động vật, nhà máy điện, nguồn điện thoại di động và khí thải sản xuất khác.

Amoniac cần thiết cho sự tổng hợp DNA và protein. Đó là các khối xây dựng cơ bản của cuộc sống. Nó cũng đóng vai trò trong việc duy trì sự cân bằng acid-base. Ngoài ra, vi khuẩn trong đường tiêu hóa phá vỡ các hợp chất thực phẩm khác để tạo thành amoniac.

Cơ thể sản xuất khoảng 17 g amoniac mỗi ngày, trong đó khoảng 4 g được hấp thu vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể, phần còn lại bài tiết qua nước tiểu.

Lượng amoniac con người hấp thu vào cơ thể từ các nguồn bên ngoài là khoảng 18 mg mỗi ngày, từ đạm và các loại thực phẩm nhất định có chứa phụ gia muối amoni và từ không khí, nước.

Gan người có khả năng chuyển đổi 130 g amoniac thành urê mỗi ngày mặc dù nó thường chỉ hoạt động khoảng 1/8 công suất đó. Do đó, cơ thể con người có thể xử lý bất kỳ amoniac dư thừa như từ một bữa ăn giàu protein hoặc từ phơi nhiễm môi trường. Amoniac được đào thải chủ yếu qua nước tiểu và một ít trong hơi thở.

2. Tác hại của amoniac?

Tác hại:

Biểu hiện khi ngộ độc:

Ngộ độc xảy ra nếu hít, nuốt hoặc chạm vào các sản phẩm có chứa một lượng rất lớn các amoniac.

3. Điều trị khi bị ngộ độc amoniac

Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải amoniac cần nhanh chóng cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Không gây nôn và không cho nạn nhân uống các loại dầu với mục đích trung hòa axit. Nếu nạn nhân nôn thì phải để đầu thấp hơn chân để tránh vật nôn lọt vào phổi. Sau đó đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa.

Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh, tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.

Để phòng tránh bị ngộ độc, BS khuyên mọi người khi phát hiện hoặc nghi ngờ có rò khí (với mùi khai đặc trưng), nên nhanh chóng bịt mũi chạy khỏi hiện trường càng xa càng tốt, đến nơi có vùng không khí trong lành.

Dùng khăn ướt, khẩu trang hoặc khăn tay nhúng nước bịt vào mũi sẽ hạn chế nguy cơ hít phải khí độc. Nếu không may chất này dính vào cơ thể, cần rửa sạch da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước. Không dùng chất tẩy để rửa sạch khí độc trên da.

Thông tin trên chỉ dùng để tham khảo, để biết thêm chi tiết về tác hại của loại khí này khi con người nhiễm phải, bạn nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn chính xác hơn.

 

Amoniac

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về amoniac, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version