Ăn chay hiện nay đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam, không chỉ những người theo đạo Phật, mà cả những người có tấm lòng thành hoặc muốn ăn chay thanh đạm để thanh lọc cơ thể. Người ăn chay không chỉ phải bỏ thịt mà còn phải bỏ nhiều thứ nên nhiều người thắc mắc Ăn chay có được ăn Tỏi không? Bài viết này của medplus sẽ cho bạn câu trả lời.
Xem thêm công thức nấu món chay ngon:
- Cách nấu 10 món ăn chay từ củ dền dinh dưỡng, lạ miệng, tốt sức khỏe
- TOP 10 các món chay từ đậu hũ non lạ miệng, tốt cho sức khỏe
- TOP 10 món chay từ cà tím ngon, dễ nấu, ai cũng làm được
- TOP 10 các món chay từ nấm thơm ngon, dinh dưỡng

1. Lợi ích của tỏi đối với sức khỏe
Tỏi có tính nóng được ông cha ta sử dụng như một bài thuốc dân gian vừa dễ kiếm lại chữa bệnh nhanh chóng. Tỏi còn được dùng trong chế biến món ăn hàng ngày giúp tăng hương vị món ăn và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe từ bên trong.
Một số lợi ích của tỏi có thể để đến như:
- Trị cảm cúm: ỏi có khả năng loại bỏ khí lạnh ra khỏi cơ thể. Đồng thời, vị cay của tỏi còn giúp kháng khuẩn, hình thành lá chắn, nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Kể từ đó, tỏi sống đã trở thành nguyên liệu chính trong y học phương Đông để điều trị cảm lạnh và cúm thông thường.
- Giúp ngăn ngừa bệnh tim: Ăn tỏi thường xuyên làm giảm lượng cholesterol của bạn từ 10 đến 15%. Ngoài ra, các chất trong tỏi có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn. Những người (có nguy cơ) mắc bệnh tim mạch thường dùng tỏi như một phương thuốc tự nhiên phổ biến để phòng bệnh.
- Hạ huyết áp: Hợp chất hóa học Allicin trong tỏi có tác dụng tương tự như các loại thuốc điều hòa huyết áp. Khoa học đã ghi nhận rằng việc tiêu thụ tỏi trong chế độ ăn uống của bạn có tác dụng duy trì mức huyết áp ổn định hơn so với những người không ăn tỏi.
- Phòng chống ung thư: Allicin không chỉ làm giảm huyết áp mà còn ức chế tế bào ung thư. Các bác sĩ đã khuyên những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc đang điều trị nên đưa loại gia vị này vào chế độ ăn uống của họ.
2. Vậy ăn chay có được ăn tỏi không?
Để trả lời câu hỏi trên, đạo Phật có một khái niệm gọi là “ngũ vị tân”. Ngũ vị là 5 loại gia vị có tính nóng, cay và có xu hướng tác động tiêu cực đến tâm lý và hành vi của con người. Bao gồm: Tỏi, Hành, Hẹ, Kiệu, Hưng cừ.
Như bạn đã thấy, trong đạo Phật khuyên không nên ăn Tỏi do tỏi có vị cay nồng, tính nóng nên dễ khiến thân thể có mùi hôi thối, nóng nảy và dễ kích dục.
Theo Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Đức Phật có dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận. Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thối và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”.
Với những người theo đạo Phật thì nên kiêng tỏi và sử dụng một số gia vị thay thế như: Bạch đậu khấu, Lá nguyệt quế, Gừng, Trà xanh, Quế, Bạc hà…
Tuy nhiên, với những người theo các tôn giáo khác thì có thể vẫn ăn tỏi được do không có quy định về việc không được ăn tỏi.
Tổng kết
Tùy thuộc vào niềm tin tôn giáo, Ăn chay có được ăn tỏi không? sẽ được coi là bình thường hay vi phạm nguyên tác tôn giáo. Bạn cần tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo đuổi cần kiêng kị thực phẩm nào để có thể thực hành tôn giáo được tốt đẹp nhất.
Hi vọng bài viết trên của Medplus đã giúp bạn có được câu trả lời cho mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.