Site icon Medplus.vn

Ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ sơ sinh

Ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ sơ sinh

Ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cũng có thể nhận biết được những khi bố mẹ giận dữ. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những nghiên cứu mới nhất về ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ nhé!

Một nghiên cứu mới đã khẳng định rằng, trẻ sơ sinh sẽ ghi nhớ rất lâu hình ảnh người lớn giận dữ, dù cơn giận không nhằm vào trẻ. Nghiên cứu này cho biết, khi bố mẹ nóng nảy là trẻ sơ sinh có thể nhận ra ngay (trái với lầm tưởng của đa số người lớn là trẻ sơ sinh không biết gì). Thậm chí, trẻ còn cố gắng thay đổi hành vi của mình để xoa dịu bố mẹ. Đây là một phản ứng thích nghi thông minh. Nó cho thấy rằng, dù còn rất nhỏ, trẻ sơ sinh đã biết cố gắng tránh trở thành mục tiêu của những cảm xúc tiêu cực, để giữ an toàn cho bản thân.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hàng trăm trẻ 15 tháng tuổi trong hai thí nghiệm riêng biệt, như sau:

Thí nghiệm về ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ 1

Thí nghiệm này nhằm ghi lại phản ứng của trẻ khi trẻ thấy một người lớn mà mình không quen nổi giận với một người lớn khác.

Ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ sơ sinh

Thí nghiệm khá đơn giản: Trẻ ngồi trên lòng bố mẹ, đối diện là một người lớn A đang chơi với nhiều loại đồ chơi. Sau đó, người B sẽ tiến tới và thể hiện hai kiểu thái độ – trung tính (bình thường) và tiêu cực (tức giận). Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa cho trẻ đồ chơi mà lúc nãy người A chơi. Phản ứng của trẻ rất thú vị. Với món đồ chơi mà người B đã có phản ứng tiêu cực, trẻ ít muốn chơi và cũng không muốn bắt chước cách người A đã chơi. Ngược lại, trẻ thoải mái chơi với những món đồ mà người B có phản ứng trung tính, tức là tỏ ra bình thường.

Sau đó, các nhà nghiên cứu để người B lại ngồi chơi với những món đồ mà trước đó đã nhận phản ứng tức giận, tiêu cực của người này. Tuy nhiên, giờ thì người B ngồi chơi với thái độ dễ chịu, trung tính. Thế nhưng trẻ vẫn không có hứng thú với món đồ chơi này. Kết quả cho thấy, trẻ không tin rằng người B thực sự bình tĩnh. Một khi trẻ đã có ấn tượng rằng ai đó là người nóng nảy, thì rất khó để gạt bỏ hình tượng này. Cho nên, trẻ chọn cách tiếp cận an toàn, ngay cả khi tình hình đã thay đổi.

Thí nghiệm về ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ 2

Thí nghiệm 2 được phát triển từ kết quả của Thí nghiệm 1. Lần này, trẻ được chơi đồ chơi trước. Sau đó, người B sẽ xuất hiện và tỏ ý muốn mượn đồ chơi (với thái độ trung tính).

Kết quả là, trong số những trẻ đã từng chứng kiến người B nóng nảy, thì 69% trẻ đưa đồ chơi cho người B. Còn trong số những trẻ chỉ nhìn thấy người B khi người này bình tĩnh, thì chỉ có 46% trẻ sẵn sàng đưa đồ chơi.

Ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ sơ sinh

Việc trẻ đưa đồ chơi cho người B giống như một sự xoa dịu hoặc thỏa hiệp, vì trẻ không muốn mạo hiểm làm cho con người nóng nảy này tiếp tục nổi giận lên. Nhưng trẻ không có kiểu phản ứng này nếu trẻ chỉ từng thấy người B trong tâm trạng bình thường, không giận dữ. Điều này cho thấy trẻ có thể cảm nhận rất rõ các cảm xúc tiêu cực của người lớn, nhất là sự nóng nảy.

Vậy bố mẹ hãy lưu ý cách hành động và thể hiện cảm xúc trước mặt trẻ nhé, sự ảnh hưởng của cơn giận dữ đối với trẻ sơ sinh nhiều hơn mức chúng ta tưởng đấy.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version