Site icon Medplus.vn

Áp dụng phương pháp Shichida tại nhà

Áp dụng phương pháp Shichida tại nhà

Áp dụng phương pháp Shichida tại nhà

Được rất nhiều bố mẹ Nhật áp dụng, phương pháp Shichida đã và đang du nhập vào Việt Nam và rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ phương pháp này và áp dụng hiệu quả.

Phương pháp Shichida là gì?

Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục sớm bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời trong những năm 60 của thế kỷ 20. Người phát triển phương pháp này là giáo sư Makota Shichida, một nhà nghiên cứu có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển não bộ.

Phương pháp giáo dục Shichida nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục trẻ trong 6 năm đầu đời. Nhờ vào những hiệu quả rõ rệt khi được áp dụng, phương pháp Shichida hiện đang được áp dụng trên 14 quốc gia và hơn 1 triệu trẻ em trên thế giới đang được rèn luyện theo phương pháp này.

Áp dụng phương pháp Shichida tại nhà

Độ tuổi áp dụng phương pháp giáo dục Shichida

Vì phương pháp giáo dục sớm Shichida nhấn mạnh 6 năm đầu của trẻ nên đối tượng mà phương pháp này hướng tới chính là những em bé trong giai đoạn 6 tháng đến 6 tuổi. Theo các chuyên gia giáo dục, đây được coi là “giai đoạn vàng” của sự phát triển của trẻ. Nếu bố mẹ cho trẻ tiếp xúc với những phương pháp giáo dục sớm như Shichida, trẻ không chỉ tiếp thu được lượng kiến thức lớn mà còn phát triển được nhiều kỹ năng xã hội và làm giàu tâm hồn.

Lợi ích của phương pháp giáo dục sớm Shichda

Phương pháp giáo dục Shichida hướng đến một sự phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ lựa chọn phương pháp này sẽ được cung cấp một loạt các bài học giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất, trong đó, đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ.

Chính vì thế, trẻ được bố mẹ áp dụng phương pháp Shichida sẽ được:

Cách dạy con theo phương pháp Shichida

Nêu bố mẹ muốn áp dụng Shichida cho con thì hãy bắt đầu thật sớm, kể từ khi bé sinh ra. Một số hoạt động mà bố mẹ có thể cho trẻ tham gia như:

Dạy trẻ cảm thụ âm nhạc, phát triển thính giác

Ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bố mẹ có thể mua những đồ chơi phát ra âm thanh và cùng trẻ nhún nhảy khi có nhạc. Khi chơi cùng trẻ, bố mẹ nên kết hợp cùng các bài nhạc hoặc dụng cụ phát ra âm thanh để tăng không khí vui vẻ. Hoạt động này sẽ giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện.

Sử dụng flashcard, hình ảnh minh họa đặc sắc

Việc chơi cùng thẻ flashcard sẽ giúp não phải của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ sẽ luyện được phản xạ nhanh và kích hoạt được dung lượng vô hạn của não bộ. Bố mẹ nên bắt đầu bằng việc mua những tấm bìa cứng hay mảnh giấy nhỏ, viết lên các chữ cái, chữ số, từ vựng rồi cho trẻ nhìn. Bố mẹ giơ thẻ cho trẻ xem và đọc tên sự vật có trong thẻ cho trẻ nghe, khoảng 1 giây/ 1 tấm. Nếu duy trì hoạt động này mỗi ngày, trẻ nhỏ sẽ rèn luyện trí nhớ trong thời gian ngắn, phát triển năng lực nhận thức cũng như vốn từ vựng cho trẻ.

Nhận biết màu sắc

Để bắt đầu, mẹ cho trẻ nhìn những màu sắc đơn giản như trắng, đen rồi tăng dần về số lượng. Ví dụ, bố mẹ có thể mua một thùng gồm nhiều quả cầu nhỏ có đủ các màu sắc rồi nhặt từng quả lên và nói trẻ nghe. Khi trẻ thành thạo, bố mẹ có thể tăng dần số lượng màu lên. Tham gia hoạt động này, trẻ được rèn luyện khái niệm về màu sắc, cảm thụ nghệ thuật và năng lực biểu hiện.

Phân biệt hình dáng

Bố mẹ có thể cho trẻ học nhận biết những hình khối đơn giản như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác,…v.v ngay từ bây giờ. Cách làm vô cùng đơn giản, bố mẹ chỉ cần cắt hình khối từ bìa với nhiều màu sắc khác nhau để trẻ nhận diện. Ngoài ra, bố mẹ có thể kết hợp dạy trẻ các đồ vật trong nhà hình gì cho trẻ. Hoạt động này sẽ giúp rèn luyện khái niệm về hình khối, năng lực tưởng tượng và năng lực nhận thức không gian của trẻ.

Nhận biết kích thước

Bố mẹ có thể đặt nhiều món đồ có kích thước khác nhau để trẻ học so sánh. Với trẻ nhỏ hơn, bố mẹ nên dùng thú cưng để trẻ hứng thú hơn. Các hoạt động này sẽ giúp trẻ luyện tập các khái niệm to, nhỏ; khái niệm theo thứ tự, trình tự; năng lực giải quyết vấn đề.

Rèn luyện các ngón tay

Ngón tay được coi là “bộ não” thứ 2 của con người, giúp chúng ta thực hiện các hoạt động. Bố mẹ nên bắt đầu cho trẻ luyện tập từ việc cầm nắm đồ vật to thật chắc và sau dần để trẻ tăng độ khó lên bằng cách cầm đồ vật nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp luyện độ khéo léo, kĩ xảo, năng lực tập trung.

Phát triển đa giác quan

Theo phương pháp Shichida, bố mẹ nên cho trẻ ra ngoài chơi nhiều để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, vừa đi vừa chỉ cho trẻ tên các loài cây, hoa lá…Bố mẹ có thể cho trẻ ngửi các loại hoa và chỉ tên từng loại. Ngoài ra, trong khi đi dạo, nếu được cho phép, bố mẹ có thể hái một bông hoa và chỉ các bộ phận bên trong để kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Nhờ việc này, trẻ sẽ được rèn luyện cảm giác, cảm âm, điều hòa được cảm xúc.

Mỗi phương pháp giáo dục sớm sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Mong rằng với bài viết này, bố mẹ đã có thêm thông tin về phương pháp Shichida cũng như hiểu cách áp dụng phương pháp này tại nhà.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version