Site icon Medplus.vn

Áp xe phổi – Các triệu chứng, cách phòng và điều trị

Áp xe phổi là gì?

Là bệnh xuất hiện những hang mủ tại nhu mô phổi. Nguyên nhân chủ yếu là do bị nhiễm trùng đường hô hấp, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng,…

Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Độ tuổi trung niên có tỷ lệ cao hơn. Xảy ra nhiều hơn ở những người cơ địa suy kiệt, giảm miễn dịch, nghiện rượu, thuốc lá, đái tháo đường,…

(ảnh minh họa)

Sự nguy hiểm của bệnh áp xe phổi

Người bệnh chủ quan hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng như:

Ngoài ra còn có thể dẫn tới các biến chứng như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não… Các biến chứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Áp xe ở phổi

Triệu chứng bệnh áp xe phổi

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường phát triển trong vòng nhiều tuần. Thường biểu hiện theo từng giai đoạn khác nhau. Do đó, các triệu chứng cũng vì thế mà tăng dần lên.

Giai đoạn đầu – ổ mủ kín

  • Ho nhiều, ho có đờm vàng hoặc xanh đôi khi ho có máu
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Khó thở, tức ngực, thở nhanh thở nông
  • Đi tiểu ít, môi khô, cơ thể mệt mỏi, hội chứng cúm

Giai đoạn 2 – ộc mủ

  • Sau 1 – 2 tuần áp xe vỡ vào phế quản gây ho và đau tăng lên đột ngột.
  • Ộc ra mủ đặc quánh màu vàng nâu có mùi hôi.
  • Sốt, vã mồ hôi, mệt lả đi.
  • Ổ áp xe quá lớn có thể ngập 2 bên phổi gây ra tình trạng suy hô hấp.

Giai đoạn 3 – ổ mủ thông đến phế quản

  • Ho dai dẳng kéo dài ngay cả khi người bệnh thay đổi tư thế.
  • Khạc ra mủ ít hơn trước.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng vị mủ vẫn ứ đọng trong phổi.

Cách phòng bệnh áp xe phổi

  1. Luôn luôn giữ gìn vệ sinh răng, miệng, mũi và họng sạch sẽ để tránh viêm nhiễm từ trên lan xuống phổi.
  2. Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, nhất là vùng cổ và ngực.
  3. Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở.
  4. Tập thể dục thường xuyên.
  5. Bổ sung các loại hoa quả, trái cây và thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C và nhóm B.

Điều trị áp xe phổi hiệu quả

Sau khi chẩn đoán rõ căn bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị cho bệnh nhân.

Điều trị nội khoa

Phương pháp chữa trị dựa vào kháng sinh đồ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định sử dụng thuốc Penixilin. Đồng thời dùng 2 loại thuốc kháng sinh liều cao đến khi hình ảnh x-quang phổi các vết áp xe mờ nhỏ.

Một số trường hợp cần dùng ống hút dịch mủ. Đối với loại ngoại vi không thông với phế quản. Kết hợp sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng long đờm, hạ sốt, bù nước, an thần.

Kiểm tra phổi (ảnh minh họa)

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp chỉ áp dụng cho các trường hợp áp xe nhỏ hơn 10cm, nang áp xe ít. Thường chỉ được bắt buộc khi các cách khác không đem lại hiệu quả. Phẫu thuật sẽ loại bỏ hoàn toàn các nang áp xe trong phổi.

Xem thêm bài viết: Tràn dịch màng phổi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version