Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn bánh nhãn được không? 7 lợi ích sức khỏe cho bà bầu

bà bầu ăn bánh nhãn

Bà bầu ăn bánh nhãn được không?

Một đặc sản mà khi nhắc tới vùng đất Nam Định, người ta sẽ nghĩ ngay đến, chính là “ Bánh nhãn”. Một loại bánh được làm từ gạo nếp hoặc gạo tẻ, được vo tròn giống hình dáng trái nhãn. Thành phần trong bánh đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho người dùng. Vì vậy, việc bà bầu ăn bánh nhãn hoàn toàn an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.

Bánh nhãn mang lại nguồn protein và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể bà bầu. Ngoài đảm bảo an toàn về sức khỏe, còn giúp cơ thể mau no hơn

Thành phần dinh dưỡng có trong bánh nhãn

Năng lượng 346 kcal

Đạm 8.2g

Tinh bột 74.9g

Tro 800mg

Canxi 32mg

Kali 282mg

Sắt 1.2mg

Nước 13.6g

Chất béo 1.5g

Chất xơ 600mg

Phốt pho 98mg

Natri 3mg

Vitamin PP 2.4g

Vitamin B1 100mcg

Vitamin B2 100mcg

Vitamin C 5.3mg

Vitamin E 3.6mg

Lợi ích khi bà bầu ăn bánh nhãn

1. Điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể

Trứng gà trong bánh nhãn chứa chất béo Lecithin, giúp ổn định lượng cholesterol trong cơ thể. Từ đó bà bầu sẽ phòng ngừa được các bệnh về mỡ máu và tránh được gan nhiễm mỡ trong cơ thể.

2. Phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Trong trứng gà có một thành phần là axit oleic- là một loại axit béo có lợi cho cơ thể của con người,giúp chống lại các nguy cơ bị đột quỵ và mắc bệnh tim. Vậy nên mỗi tháng bà bầu nên ăn 1 phần bánh nhãn vừa đủ để có được hệ tim mạch khỏe mạnh.

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến tính, trực tràng

Trong 100g gạo nếp có tới 1,2mg sắt điều đó lý giải vì sao mà phụ nữ sau khi sinh đều được khuyến kích ăn nhiền đồ nếp. Gạo nếp còn có chứa nhiều chất xơ không hoà tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng nhờ khả năng chống ôxy có trong gạo nếp,…Ngoài ra, gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng.

4. Gạo nếp phòng trị thiếu máu

Ăn gạo nếp trong bánh nhãn có thể phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú nếu ăn nhiều gạo nếp sẽ rất bổ máu, lợi sữa…Nhờ có các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng trong gạo nếp còn có khả năng kỳ diệu là tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm: rau xanh, trái cây, thịt nạc.

phụ nữ mang thai ăn bánh nhãn giúp ngăn ngừa thiếu máu

5. Giải pháp an toàn mà hữu hiệu cho những trận ốm nghén

Khi bị ốm nghén thì gừng được coi là thần dược cho các bà bầu bởi nó có tác dụng trong việc chống lại buồn nôn và ói mửa do chứa các hoạt chất gingerol, zingerone và shogaols.

6. Điều chỉnh mức độ cholesterol

Theo các nghiên cứu gần đây, gừng có thể giúp hạ thấp mức độ cholesterol LDL xấu và làm tăng mức độ cholesterol HDL tốt. Nhiều bác sĩ đông y còn cho rằng gừng có thể giúp tim mạch bà bầu khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra gừng hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

7. Tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi

Bà bầu ăn bánh nhãn có tác dụng giúp tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi nhờ hàm lượng gừng có trong bánh. Gừng có tác dụng làm tăng lưu thông máu trong cơ thể, do đó thúc đẩy nguồn cung cấp máu đầy đủ cho thai nhi.

Hướng dẫn cách làm bánh nhãn

Nguyên liệu

Cách làm

Bước 1: Đập trứng vào tô rồi đánh tan, sau đó cho bột nếp vào trộn đều, nhồi cho bột thành một khối mềm dẻo mà không dính tay là được.

Bước 2: Cắt miếng bột làm 6 miếng . Sau đó đặt từng miếng bột lên bàn sạch, rồi dùng 2 bàn tay vo miếng bột cho thành một hình dài đều nhau, dùng dao cắt dải bột thành nhiều miếng nhỏ.

Bước 3: Lấy từng viên bột đặt vào lòng bàn tay rồi vo lại cho tròn đều, để viên bột vào đĩa to. Cứ như vậy, làm cho hết nguyên liệu.

Bước 4: Đun nhiều dầu vào chảo, đợi dầu ấm nóng là có thể chiên bánh ở lửa nhỏ. Dùng đũa khuấy đều cho bánh tơi ra và chín đều

Bước 5: Chiên khoảng 40 phút bánh chuyển màu vàng và giòn tan thì vớt bánh ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu, đợi cho bánh nguội hẳn mới làm tiếp các bước tiếp theo.

Bước 6: Đem gừng gọt vỏ rồi thái lát sau đó cho vào máy xay sinh tố, thêm nước rồi xay cho nhuyễn mịn, đổ ra lọc lấy nước cốt gừng.

Bước 7: Tiếp theo cho đường, nước cốt gừng vào chảo và nấu cho sôi lên, nước đường gừng hơi đặc lại thì bạn cho bánh nhãn đã chiên vào đảo đều liên tục. Sau khoảng vài phút bánh bắt đầu khô ráo và xuất hiện đường kết tinh bám trên bánh thì bạn tắt bếp, đảo thêm 2-3 phút nữa cho bánh khô hẳn là được.

cách làm bánh nhãn cho mẹ bầu

Lưu ý khi bà bầu ăn bánh nhãn

Bánh nhãn mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta cả về dinh dưỡng lẫn chữa bệnh, tuy nhiên khi bà bầu ăn bánh nhãn cũng cần lưu ý:

-Bánh nhãn chứa nhiều amilopectin -đặc trưng của cơm nếp, hay gây nên chứng khó tiêu. Vì vậy, bà bầu chỉ nên ăn một phần vừa phải.

-Theo Đông y, gạo nếp trong bánh nhãn có tính ôn ấm, nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… cũng không nên ăn.

– Nếu bà bầu mới phẫu thuật hoặc có chỗ bị sưng viêm, cũng được ăn, tránh gây mưng mủ.

Đừng quên ghé Medplus để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về sức khỏe nhé!

Tham khảo thêm

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version