Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn cá nóc được không? 2 tác hại “chết người” của cá nóc

Bà bầu ăn cá nóc được không

Bà bầu ăn cá nóc được không

Bà bầu ăn cá nóc được không?

Câu trả lời là KHÔNG! Là giống loài độc hại đứng thứ hai trên thế giới, cá nóc không chỉ gây đôc con người, nó còn giữ một vị thế “ngầm” ở thế giới đại dương. Theo nghiên cứu, cá nóc là loài cá có hàm lượng thủy ngân cao và chứa rất nhiều độc tố. Vì thế, tùy vào mỗi quốc gia, người đầu bếp đôi khi phải có bằng chế biến cá nóc mới có thể đảm bảo. Khi bà bầu ăn cá nóc, nguy cơ nhiễm độc tố là rất cao, có thể ảnh hưởng cực xấu đến cả mẹ và thai nhi.

Được mệnh danh là “cá độc” thứ 2 thế giới, cá nóc có thể giết đến 30 người trưởng thành với hàm lượng độc tố gấp 1.200 cyanua khắp nơi trên cơ thể của cá nóc

Dù qua khâu chế biến kỹ càng đến mấy, bà bầu tốt nhất vẫn không nên ăn cá nóc vì tỉ lệ ngộ độc rất cao, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng hoàn toàn đến phôi thai.

 

Bà bầu tốt nhất không nên ăn cá nóc

Thành phần có hại trong cá nóc với bà bầu

Không thể phủ nhận thịt cá nóc rất dinh dưỡng và ngược lại còn rất được ưa chuộng. Đặc biệt ở Yamaguchi, Nhật Bản, họ mở các lớp học dạy sơ chế và xử lí chất độc cá nóc với qui trình bài bản và công phu. Tuy vậy, hằng năm ở Nhật đều có vài người chết do ngộ độc cá nóc. Do đó, mẹ bầu ăn cá nóc không được khuyến khích.

Những chất độc có trong cá nóc:

Thủy ngân

Tetradotoxin

Hepatoxin

Các chất độc Tetradotoxin, Hepatoxin hiện diện đầy đủ ở máu, mắt, gan, bộ phân sinh dục, da. Là một chất rất khó phân hủy, tan trong nước nên khi bị ươm hoặc va đập, chất độc sẽ ngấm vào thịt cá.

2 tác hại “chết người” khi bà bầu ăn cá nóc

1. Nguy cơ ngộ độc cao với bà bầu

Bà bầu ăn cá nóc có nguy cơ bị ngộ độc tetradotoxin . Mẹ bầu bị ngộ độc sẽ đi kèm với các biểu hiện rất nguy hiệm như ngứa ở miệng, môi và lưỡi tê. Tiếp đó mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi và chóng mặt và khó thở. Run giật, đồng tử co sẽ là những biểu hiện tiếp theo, nguy hiểm nhất sẽ dẫn đến tử vong tại chỗ.

Ngộ độc khi ăn cá nóc có tetradotoxin

2. Ảnh hưởng lớn đến thai nhi

Cá nóc là một trong những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nhất. Khi bà bầu ăn cá nóc, đồng nghĩa với việc nạp vào cơ thể một lượng thủy ngân. Tích tụ ngày qua ngày, không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe bà bầu mà nó còn tác động đến thai nhi. Cụ thể là làm thai nhi chậm phát triển, ảnh hướng đến não và hệ thần kinh của bé.

4 loại cá có thể thay thế cá nóc cho bà bầu

Bà bầu nên chọn cho mình những loại cá giàu DHA, Omega 3 giúp mẹ khỏe, bé thông minh. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý mua cá ở cửa hàng uy tín, an toàn và chế biến cá kỹ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Dưới đây là 5 loại cá mà Medplus luôn đảm bảo độ dinh dưỡng và an toàn cho các mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

1. Cá chép

100gr cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt. Cá chép giúp mẹ an thai và bé phát triển ngay từ bên trong. Ngoài ra, mẹ bầu ăn có chép còn giúp lợi tiểu, tiêu phù và chữa ho hiệu quả.

2. Cá chẽm

Thay vì bà bầu ăn cá nóc, có thể ăn cá chẽm. Cá chẽm là cá giàu đạm, chất béo, omega-3. Phụ nữ mang thai ăn cá chẽm thay vì cá nóc sẽ giúp lợi sữa, cực kỳ tốt cho mẹ bầu sau sinh. Một số món bà bầu có thể làm với cá chẽm như canh cá chẽm nấu ngót, cá chẽm kho hành ớt.

Cá chẽm nấu ngót cung cấp nhiều dinh dưỡng

3. Cá diêu hồng

Cá diêu hồng đặc biết giúp bé sau này thông mình và phát triển rất tốt về thể chất. Với giá khá rẻ đáp ứng được túi tiền của hầu hết các mẹ bầu, cá diêu hồng cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi. Một số món mẹ bầu có thể tham khảo: cá diêu hồng hấp tàu, cá diêu hồng chưng tương.

4. Cá trích

Cá trích giàu vitamin A, D, sắt, omega-3 và chứa ít thủy ngân. Đặc biệt hàm lượng axit folic trong cá trích rất tốt, giúp ngăn ngừa dị tật não ở thai nhi. Ngoài ra, axit folic giúp giảm nguy cơ mắc ung thư ở mẹ bầu. Một món ăn đặc trưng có thể chế biến từ cá trích là cá trích chiên giòn

Bà bầu ăn cá trích chiên giòn rất tốt

Qua những thông tin mà Medplus đã tổng hợp, mong rằng đã giải đáp những thắc mắc về bà bầu ăn cá nóc được không, thành phần độc tố, tác hại của cá nóc và một số loại cá có thể thay thế cá nóc cho bà bầu.

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version