Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn đậu tằm được không? 6 lợi ích của đậu tằm bà bầu cần biết

bà bầu ăn đậu tằm được không

bà bầu ăn đậu tằm được không

Bà bầu ăn đậu tằm được không?

Đậu tằm (fava bean) hay còn gọi là tàu kê, đậu răng ngựa có nguồn gốc từ Bắc Phi và Tây Nam Á, hiện được trồng khắp thế giới. Đậu tằm là loài cây thảo, sống hàng năm. Quả đậu chứa những hạt dẹp to, có vỏ hạt dày. Hạt non màu xanh nhạt, mềm, có vị ngọt; hạt già rất cứng, màu xanh nâu. Đậu tằm rất giàu chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giảm cholesterol trong máu, có khả năng phòng tránh bệnh xuất huyết não, parkinson…. Vậy bà bầu ăn đậu tằm được không?

Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong đậu tằm, bà bầu thêm nó vào chế độ ăn uống sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa được một số bệnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong đậu tằm

Giá trị dinh dưỡng 100 g đậu tằm:

Calo (kcal) 88

Chất béo: 0,7 g

Natri: 25 mg

Kali: 332 mg

Cacbohydrat: 18 g

Chất xơ: 8 g

Đường thực phẩm: 9 g

Protein: 8 g

Vitamin A: 333 IU

Vitamin C: 3,7 mg

Canxi: 37 mg

Sắt: 1,6 mg

Vitamin B6: 0,1 mg

Magie: 33 mg

6 lợi ích khi bà bầu ăn đậu tằm

1. Trợ giúp quản lý Parkinson (các bệnh về thần kinh)

Đậu tằm chứa Levo-dopamine hoặc L-dopa, tiền chất của hóa chất thần kinh trong não như dopamine, epinephrine và nor-epinephrine. Trong não, dopamine có liên quan đến hoạt động, phối hợp của các chuyển động cơ thể. Do đó, tiêu thụ đủ lượng đậu tằm trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson và rối loạn dystonia đáp ứng với dopamine.

Một số nghiên cứu cho thấy đậu tằm cũng có thể giúp điều trị trầm cảm. Cơ thể bạn có thể chuyển đổi L-dopa thành dopamine, hormone liên quan làm tâm trạng tốt lên.

2. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Đậu tằm tươi là một nguồn folates tuyệt vời. 100 g đậu cung cấp 106% folates. Folate cùng với vitamin B-12 là một trong những thành phần thiết yếu của quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Folate đầy đủ trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và loạn thần kinh ở trẻ sơ sinh.

3. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Magiê trong đậu tằm có vai trò quan trọng. Chất dinh dưỡng này có thể làm giảm mức huyết áp, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Và chất xơ trong đậu tằm cũng giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu.

4. Cung cấp năng lượng

Vitamin B rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa năng lượng và folate đóng vai trò quan trọng trong khía cạnh này. Các loại đậu cũng là một nguồn chất sắt tốt, rất cần thiết cho cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu và tiền tệ năng lượng của nó, ATP (adenosine triphosphate). Nếu bà bầu thiếu sắt sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi. Ngoài ra, chất xơ trong đậu cũng có thể cung cấp năng lượng cho bà bầu. Điều này có nghĩa là nó dẫn đến sự gia tăng dần lượng đường trong máu, cung cấp nguồn năng lượng ổn định.

5. Ngăn ngừa loãng xương

Một chất dinh dưỡng khác trong đậu tằm là mangan. Mangan làm tăng khối lượng xương, ngăn ngừa loãng xương và giúp giảm tình trạng thiếu canxi. Bên cạnh đó, bà bầu có mangan trong chế độ ăn uống cũng có thể ngăn ngừa viêm khớp.

6. Tăng cường miễn dịch

Đồng trong đậu tằm giúp duy trì các tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Những tế bào máu này tiêu diệt mầm bệnh và loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể của bạn. Ngoài ra trong đậu cũng có đồng là chất giúp rất quan trọng để duy trì khả năng miễn dịch mạnh mẽ.

Món ăn chế biến từ đậu tằm

1. Súp đậu tằm

Nguyên liệu:

Cách làm:

Bước 1: Các loại đậu ta cho vào bát ngâm qua đếm cho mềm ra, rồi vớt ra để ráo. Hành tỏi ta bóc sạch vỏ, dùng dao băm nhỏ. Rau mùi tây nhặt sạch, rửa sạch và thái nhỏ.

Bước 2: Đầu tiên ta mang phi thơm hành, tỏi băm nhỏ cùng với bơ thực vật chừng khoảng 3 phút, sau đó ta cho các nguyên liệu gồm: đậu tằm, nước dùng vào, đun đến khi ta thấy hạt đậu mềm ra.

Bước 3: Nêm nếm các loại gia vị, thêm một chút kem tươi là được nhé.

2. Salad đậu tằm và dâu

Nguyên liệu:

Cách làm:

Bước 1: Cho một nồi nước đun sôi thêm một chút muối và cho đậu tằm vào. Đun sôi 1 phút; để ráo nước và làm lạnh đậu tằm trong nước đá. Sau khi ráo nước, véo một đầu và tuột vỏ cứng của đậu (da trên đậu nhỏ thường không dai). Bỏ da.

Bước 2: Trong bát nhỏ, chuẩn bị salad trộn bằng cách trộn dầu ô liu, giấm và nước chanh.

Bước 3: Trong bát lớn, nêm đậu tằm và dâu với muối và hạt tiêu. Cho thêm rau xà lách và nước sốt vào trộn đều. Cạo phô mai lên trên món salad. Nghiền thêm hạt tiêu lên trên.

Lưu ý khi bà bầu ăn đậu tằm

Đậu tằm có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu bà mẹ mang thai ăn quá nhiều đậu có thể gây ra một số tác dụng phụ như bệnh favism ở trẻ sơ sinh, gây phiền muộn ở bà bầu. Do đó, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm đậu tằm vào chế độ ăn uống.

Qua bài viết hy vọng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp các mẹ bầu có thể sử dụng đậu tằm một cách hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version