Bà bầu ăn dâu tằm được không?
Quả dâu tằm khi sống mang màu xanh, đến lúc chín quả chuyển dần sang hồng đến đỏ và đỏ sậm, thông thường màu càng đậm thì vị chúng càng ngọt. Dâu tằm được chế biến thành rượu, nước ép trái cây, trà, mứt hoặc thực phẩm đóng hộp, nhưng cũng có thể được sấy khô và ăn như một món ăn nhẹ. Dâu tằm có dinh dưỡng có trong hầu hết các loại trái cây, có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Bà bầu ăn dâu tăm có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa giảm bạch cầu, giảm khô mắt và cải thiện việc cung cấp máu cho da. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 10 quả mỗi ngày. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ăn một lượng lớn dâu có thể khiến phụ nữ mang thai lạnh bụng.
Hàm lượng dinh dưỡng khi bà bầu ăn dâu tằm
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr dâu tằm tươi được liệt kê cụ thể như sau:
Năng lượng – 43Kcal
Nước – 87,68g
Protein – 1,44g
Tổng lipid – 0,39g
Carbonhydrat – 9,8g
Chất xơ – 1.7g
Đường – 8.1g
Folates – 6µg
Vitamin C – 36,4 mg
Vitamin A – 25 IU
Vitamin E – 0,87 mg
Vitamin K – 7.8 µg
Canxi
Sắt
Magie
Kẽm
Kali
Natri
Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn dâu tằm
1. Giúp tiêu hóa
Mẹ bầu thường bị nóng trong dẫn đến táo bón thường xuyên ở 3 tháng đầu thai kỳ. Dâu tằm chứa axit tannic, axit béo, axit malic và các chất dinh dưỡng khác, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo, protein và tinh bột. Do đó, dâu có khả năng giúp tiêu hóa cũng có thể điều trị tiêu chảy do chứng khó tiêu.
2. Giúp an thai
Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai bị suy yếu hơn rất nhiều nên cần được cải thiện giúp an thai. Trong các thành phần của quả dâu tằm không thể không kể đến lượng vitamin C dồi dào. Khi ăn dâu tằm, bà bầu hấp thu vitamin C giúp nâng cao khả năng của hệ miễn dịch rất tốt.
Lá dâu tằm có công dụng hiệu quả trong việc áp dụng vào các bài thuốc an thai. Những bài thuốc đông y với lá dâu tằm có thể chữa trị chứng đau bụng và ra huyết khi mang thai. Đồng thời, loại lá này còn rất tốt cho phụ nữ có tiền sử bị sảy thai.
3. Cai sữa
Dâu tằm có công dụng tuyệt vời trong việc cai sữa cho trẻ nhờ khả năng làm mất sữa của lá dâu tằm. Các mẹ chỉ cần đun lá dâu tằm tươi lấy nước uống hoặc sắc lá dâu tằm khô uống đều được.
4. Cải thiện sức khỏe mắt
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn dâu thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi mắt và khô mắt. Điều này có thể được quy cho hàm lượng vitamin A trong dâu tằm.
5. Hạ cholesterol
Cholesterol là một phân tử chất béo quan trọng có trong mọi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, mức cholesterol trong máu tăng có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy dâu tằm và chiết xuất dâu tằm có thể làm giảm chất béo dư thừa và giảm mức cholesterol. Họ cũng có thể cải thiện tỷ lệ giữa cholesterol LDL (xấu) và HDL (tốt)
Ngoài ra, một số thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy rằng chúng làm giảm sự hình thành chất béo trong gan – có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Kiểm soát tình trạng thiếu máu
Thiếu máu ở bà bầu là một trong những căn bệnh giải đáp cho câu hỏi dâu tằm ăn trị bệnh gì. Thành phần chất sắt trong dâu tằm rất phong phú. Do đó dâu tằm có khả năng chữa trị bệnh thiếu máu cùng các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, chóng mặt.
Ngoài ra loại trái cây đặc biệt này còn có tác dụng cải thiện lưu lượng máu, làm sạch máu đồng thời kiểm soát huyết áp. Các chất chống oxy hóa trong dâu tằm giúp các mạch máu giãn nở bình thường, cải thiện chức năng.
7. Giảm nguy cơ ung thư
Căng thẳng gia tăng trong cơ thể bạn đã được chứng minh là gây ra tổn thương oxy hóa trong các tế bào và mô, có liên quan đến nguy cơ ung thư gia tăng. Trong hàng trăm năm, dâu tằm là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc như một phương thuốc chống ung thư. Một số nhà nghiên cứu hiện tin rằng những tác dụng phòng ngừa ung thư này có thể có cơ sở khoa học.
Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa trong nước ép dâu tằm có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa.
8. Tăng cường khả năng miễn dịch
Trong quả dâu tằm có chứa hàm lượng cao vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt cho bà bầu. Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu, do đó việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C là rất cần thiết.
2 món ngon dễ làm từ dâu tằm cho bà bầu
1. Sinh tố dâu tằm
Nguyên liệu:
- 50gr mứt dâu (hoặc 100gr nước dâu tằm ép)
- 100ml sữa tươi không đường
- 10ml sữa đặc
- 1 hũ sữa chua
- Đá viên
Cách làm:
Bước 1: Cho dâu tằm vào máy xay sinh tố. Nếu bạn dùng dâu tươi hãy ép lấy 100ml nước và thêm 50gr đường nhé.
Bước 2: Cho lần lượt sữa chua, sữa đặc, sữa tươi vào hỗn hợp dâu tằm. Cuối cùng cho đá viên vào. Xay nhuyễn trong vòng 25-30s.
2. Mứt dâu tằm
Nguyên liệu:
- Dâu tằm: 550g
- Đường trắng: 200g
- Chanh: 1 quả
Cách làm:
Bước 1: Gọt bỏ cuống, rửa thật sạch rồi ngâm vào chậu nước lạnh khoảng 10 phút cho thật sạch bụi bẩn, vớt dâu ra rổ, để cho ráo nước.
Bước 2: Cho dâu tằm vào bát, thêm đường vào, cứ mỗi một lớp dâu bạn ướp với một lớp đường, cho thêm nước cốt chanh vào rồi trộn thật đều. Sau đó ngâm khoảng 1 đến 2 giờ.
Bước 3: Cho nước đường với dâu tằm vào trong xoong, bắc lên trên bếp, đun lửa vừa. Sau khi hỗn hợp đã sôi, đun lửa nhỏ lại, đổ nước đường thật đều vào trong xoong dâu.
Bước 4: Tiếp tục đun đến khi thấy hỗn hợp sánh đặc và có một màu đổ thẫm rồi tắt bếp nhấc ra ngoài.
Bước 5: Cuối cùng chờ để cho mứt nguội, cho vào trong lọ thủy tinh, đậy nắp kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn dâu tằm
1. Không nên ăn quá nhiều
Dâu tằm là một trong những loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe cho bà bầu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đều gây tác dụng phụ ngược lại.
2. Cẩn thận chọn mua dâu tằm
Khi chọn mua dâu tằm, mọi người đừng chọn quả quá mềm hoặc đã dập nẫu. Khi các quả có các loại ấu trùng ký sinh thường có vi khuẩn gây hiện tượng lên men, mốc sẽ có nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe như độc tố mocaflatoxin, mycotoxin…Vì vậy, bà bầu nhớ chọn mua dâu tằm ở những chỗ đáng tin cậy và chú ý việc bảo quản dâu nhé.
Đừng quên ghé medplus mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu uống hồng trà Nam Phi được không? 7 công dụng tuyệt vời
- Bà bầu ăn chim bồ câu được không? 4 công dụng bất ngờ cho mẹ
- Bà bầu ăn sơ ri được không? 7 công dụng hữu ích cho mẹ
- Bà bầu ăn chay được không? 4 công dụng không ngờ
- Bà bầu ăn sả được không? 5 công dụng cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn hoa thiên lý được không? 5 công dụng cho mẹ
Nguồn: Tổng hợp