Trong cà tím có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt đẹp. Nhưng liệu bà bầu ăn được cà tím không? Thì Medplus.vn sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này!
1. Bà bầu ăn được cà tím không?
Cà tím là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo,… Cà tím có nhiều loại, thường nhất là màu tím, xanh hoặc trắng.
Bà bầu được ăn cà tím không?– câu trả lời là có. Cà tím là một loại thực phẩm khá lành tính đối với bà bầu dù có chất ancaloit độc như solanin. Ăn nhiều gây đau nhức cơ thể, nhưng nó hoàn toàn tốt đối với cơ thể bà bầu và thai nhi.
2. Bà bầu ăn cà tím có được những lợi ích gì?
Bà bầu ăn cà tím có nhiều điều tốt cho cơ thể mà mẹ cần được biết. Những dưỡng chất có trong cà tím chứa rất nhiều, bạn nên có một chế độ ăn cà tím một cách hợp lý. Nếu không có thể một số chất trong cà tím gây hại cho cơ thể mẹ là gây đau nhức cơ thể.
Các dưỡng chất có trong cà tím
Bà bầu được ăn cà tím không và các dưỡng chất trong đó?-Trong 1 quả cà tím có chứa các dưỡng chất tốt đẹp như:
Vitamin
Vitamin A: 63µg; Vitamin B1: 0,03mg; Vitamin B2: 0,06mg; Vitamin B6: 0,06mg; Vitamin C: 8mg; Vitamin E: 1,13mg; Axit pantothenic: 0,6mg; Niacin: 0,5mg; Caroten: 0,04mg; Axit folic: 19µg; Vitamin K: 9µg.
Chất khoáng
Canxi: 32mg; Sắt: 0,4mg; Phốt pho: 19mg; Kali: 152mg; Natri: 11,3mg; Đồng: 0,1mg; Ma-giê: 13mg; Kẽm: 0,23mg; Selen: 0,48µg.
Và có hai loại dưỡng chất khi ăn nhiều cà tím sẽ gây đau nhức cơ thể: ancaloit độc như solanin, flavonoid.
Chất xơ trong cà tím
Nhờ có lượng chất xơ có trong cà tím mà cà tím có một tác dụng rất tốt cho cơ thể. Đó chính là khả năng nhu đường ruột hỗ trợ giúp tiêu hóa; phòng chống có hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch; cao huyết áp; bệnh táo bón; bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.
Đối với những người đang mang thai thì rất hay bị các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy,… Khi ăn cà tím sẽ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón cũng như nhu đường ruột cho mẹ bầu.
Sắt, Photpho trong cà tím
Khi mang thai, bà bầu cần một lượng chất sắt và photpho nhất định. Vì lúc này cơ thể cần rất nhiều máu cho cơ thể mẹ và thai nhi. Mà trong cà tím có chứa sắt và photpho, sẽ giúp cơ thể bổ sung máu nhờ chất sắt và photpho.
Mangan có trong cà tím
Với hàm lượng Mg khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần, cà tím có khả năng nhất định trong việc phòng ung, kháng ung và được coi là một trong những thực phẩm chống ung thư.
Mg cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho mẹ bầu.
Axit trong cà tím tốt cho thai nhi
Axit folic đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành ống thần kinh thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật hệ thần kinh, đề phòng những biến chứng không mong muốn ở não bộ và tủy sống. Mà loại axit folic này có rất nhiều trong cà tím.
Lưu ý: do axit folic dễ mất trong nhiệt độ cao nên bà bầu muốn có chất này thì nên ăn trái cà tím tươi, không nấu chín quá lâu để ăn. Nhằm không làm mất chất axit folic cần thiết.
Chất canxi có trong cà tím
Nhờ một lượng nhỏ canxi có trong cà tím có thể giúp bạn bổ sung lượng canxi cần thiết khi đang mang thai. Mà bạn không cần thiết phải uống thuốc bổ sung canxi.
Các nhóm vitamin trong cà tím
Vitamin C
- Cà tím chứa vitamin C giúp ngăn ngừa các bệnh về cảm cúm, cảm lạnh, giúp tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể.
- Hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm gan và nhiễm trùng phổi.
- Trong một quả cà tím chứa 80% RDI vitamin C chống lại nhiễm trùng.
- Giúp tăng hấp thụ chất sắt vì thế tốt cho sức khỏe bà bầu ăn cà tím.
Vitamin B6
- Vitamin B6 giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi và ngăn ngừa xảy thai cực kỳ hiệu quả.
- Vitamin B6 còn có tác dụng loại bỏ chứng ốm nghén vô cùng hiệu quả dành cho các mẹ bầu ốm nghén.
- Vitamin B6 tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận.
Các nhóm vitamin khác
- Các nhóm vitamin mà bà bầu cần bao gồm Vitamin nhóm B (B1, B2, B6 giúp giảm nghén, B12), Vitamin C (tăng cường hấp thu kẽm…),
- Vitamin E, axit folic (Vitamin B9 tốt cho máu), beta catorin (một tiền chất của Vitamin A, quan trọng cho mắt), pantothenic acid (vitamin B5),…
Các loại dưỡng chất khác
Biotin, niacin, sắt, magie, kẽm, đồng, iot… Có mặt trong thành phần viên uống để tham gia cấu thành nên não bộ, các tế bào thần kinh, thị giác. Và giúp cho sự hoàn thiện hệ thần kinh trung ương. Cũng như các cơ quan khác của thai nhi diễn ra được tốt hơn.
Xem thêm: lợi ích tuyệt vời của sầu riêng với bà bầu!
3. Bà bầu ăn cà tím có nguy hiểm gì đến cơ thể không?
Các chất có trong cà tím hoàn toàn không có chất nào gây nguy hiểm tới cơ thể bà bầu. Nếu bà bầu ăn cà tím, chỉ có những lưu ý là:
- Mẹ không nên nấu cà tím quá lâu. Điều đó sẽ làm cà tím bị mất chất axit folic quý giá.
- Không ăn cà tím nếu bạn có dấu hiệu dị ứng với chất nào đó trong cà tím. Đặc biệt là khoảng thời gian mang thai.
- Không ăn cà tím quá nhiều trong một khoảng thời gian dài. Điều này sẽ làm bà bầu xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe.
Khi này, câu hỏi :”bà bầu được ăn cà tím không?“, câu trả lời là không ăn quá nhiều cà tím trong thời gian mang thai.
4. Tác hại khi bà bầu ăn quá nhiều cà tím
Tại hại của nạp chất xơ từ cà tím trong thời kì mang thai
Cà tím chứa lượng chất xơ rất dồi dào. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, trướng bụng, no lâu. Khi bà bầu bị đầy hơi hoặc trướng bụng sẽ dễ bỏ qua các thực phẩm khác. Gây nên tình trạng thiếu chất cho bà bầu và thai nhi.
Dị ứng các chất trong cà tím
Trong một số trường hợp hiếm, cà tím có thể gây dị ứng ở miệng hoặc khó chịu trong miệng khi ăn. Khi gặp các triệu chứng này bạn nên ngưng ăn cà tím hoàn toàn. Nhằm tránh tình trạng bị dị ứng nặng phải uống thuốc.
5. Bà bầu ăn cà tím và lượng cần thiết cho cơ thể
Các chuyên gia khuyên mỗi ngày tốt nhất chỉ nên ăn 160g cà tím/ ngày. Vì nếu có ăn hơn tuy không gây hại gì cho sức khỏe nhưng cũng không mang lại lợi ích gì nhiều hơn. Và rất dễ gây thừa chất trong cơ thể, đặc biệt đối với bà bầu.
6. Bà bầu nên ăn cà tím khi nào?
Bà bầu được ăn cà tím không và khi nào?-Bà bầu có thể ăn cà tím trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý hạn chế hoặc không cần ăn cà tím vào thời điểm 3 tháng cuối thai kì.
Đối với cà tím bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ với cơ thể, không nên ăn dư chất.
7. Những lưu ý khi bà bầu ăn cà tím
- Không quá nhiều cà tím trong thời gian đang mang thai.
- Ngưng ăn cà tím khi có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn cà tím.
- Không nên nấu cà tím quá lâu để tránh mất chất axit folic có trong cà tím.
- Lựa chọn mua cà tím ở các cửa hàng uy tín.
- Hạn chế mua cà tím trái mùa thu hoạch thông thường.
- Không ăn khi dạ dày không tốt.
8. Một số món ăn chế biến cà tím cho bà bầu
Nước ép cà tím
Bà bầu được ăn cà tím không- Khi sử dụng nước ép cà tím sẽ giúp bà bầu lưu trữ lại dưỡng chất axit folic trong cà tím.
Nguyên liệu
- 1 quả cà tím (160 g)
- 1 lít nước
- chanh (100 g).
Cách thực hiện
- Rửa sạch cà tím, cắt từng lát mỏng.
- Ép chanh vắt lấy nước cốt. Đun sôi nước sau đó cho cà tím vào, nấu trong khoảng 25 phút đến khi mềm.
- Tắt lửa để nguội, lọc lấy nước ép cà tím, thêm tiếp nước cốt chanh vào và trộn đều, đây là thức uống lý tưởng có thể dùng trong ngày.
Cà tím nướng mỡ hành
Nguyên liệu:
- 3 quả cà tím
- 50gr mỡ phần
- 3 cây hành lá
- 1/2 củ tỏi
- 1 quả ớt tươi
Cách thực hiện
- Cà tím để nguyên quả, nguyên cuống, rửa sạch, cho vào chảo chống dính với 1 bát con nước, đậy nắp và nấu với lửa nhỏ cho đến khi chín tới. Sau đó mở nắp, lật cà, mở lửa lớn cho cà cháy xén lớp vỏ bên ngoài. Cứ tiếp tục lật qua lại để cho miếng cà cháy xén như ý.
- Để cà nguội một chút rồi lột lớp vỏ bên ngoài, cho ra đĩa, dùng dao rạch từ trên xuống cà để tách ra thành từng dây dài.
- Pha một bát nước mắm gồm: 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước lọc, ½ thìa bột ngọt, ½ củ tỏi và 1 quả ớt băm nhỏ. Trộn đều hỗn hợp và rưới đều lên phần cà tím. Để vài phút cho ngấm.
- Rưới phần mỡ hành chiên lên phần cà vừa trộn mắm tỏi. Thưởng thức ngay khi còn nóng.
Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu được ăn cà tím không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm các bài viết khác tại đây:
- Bà bầu ăn cá chép có tốt cho con không?
- Bà bầu ăn cá thu có tốt cho thai nhi không?
- Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?
- Bà bầu ăn giá đỗ có nguy hiểm không?
- Bà bầu ăn rau ngót có tốt không?
- Bà bầu ăn trứng vịt có giúp con thông minh không?
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!