Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn khoai môn: Nên hay không nên?

Bà bầu ăn khoai sọ: Nên hay không nên?

Bà bầu ăn khoai sọ: Nên hay không nên?

Bà bầu có nên ăn khoai môn không?

Theo Đông y, khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt (tân cam), vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng tán khối kết, tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa các loại bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn khoai môn rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời giúp cho sự phát triển của thai nhi.

Khoai sọ được trồng và sử dụng làm thực phẩm ít hơn khoai lang, khoai tây, nhưng lại có tác dụng chữa bệnh phổ biến hơn. Củ khoai sọ chứa: 26,5% glucid, 1,8% protein, 0,1% lipid, 64mg% Ca, 75mg% P, 1,5%mg Fe, 0,02mg% caroten. Ngoài ra, nó còn chứa các vitamin B1, B2, C, PP.

Khoai sọ được trồng và sử dụng làm thực phẩm ít hơn khoai lang, khoai tây, nhưng lại có tác dụng chữa bệnh phổ biến hơn.

Lợi ích dành cho bà bầu ăn khoai môn

Giúp nhuận tràng, chống táo bón

Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ. Bà bầu ăn khoai môn để phòng và điều trị táo bón thì nên sử dụng khoai sọ. Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt. Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ rồi luộc.

Chống suy nhược cơ thể

Nhu cầu năng lượng từ gluxit đưa vào cơ thể một ngày nên chiếm 60 – 70% tổng năng lượng. Chính thành phần có chứa nhiều gluxit trong khoai sọ giúp cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Bà bầu ăn khoai môn giúp chống suy nhược cơ thể… Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể. Dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.

Dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.

Các món ăn từ khoai môn cho bà bầu

Cháo bổ tỳ

Khoai sọ 200 g, sơn dược (củ mài) 50 g, gạo tẻ 50 g, nấu cháo ăn trong ngày.

Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo. Bà bầu ăn khoai môn bằng món cháo này vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Canh khoai sọ thịt lợn

Khoai sọ 100 g, thịt lợn nạc 50 g; nấu canh ăn trong các bữa cơm.

Tác dụng: Khi bà bầu ăn khoai môn giúp bổ âm chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.

Bồi dưỡng sau khi bệnh

Dân gian có kinh nghiệm dùng khoai sọ nấu với thịt lợn, cua đồng, cá quả, cá diếc… làm món canh ăn trong bữa cơm hằng ngày để bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, chống khát. Bà bầu ăn khoai môn giúp tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh.

Chè khoai sọ táo tàu

Khoai sọ 250 g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50 g, đường đỏ 50 g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3-4 lần ăn trong ngày.

Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi mắc bệnh nặng.

Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi mắc bệnh nặng.

Canh cua khoai sọ rau rút

Món canh này ngọt, mát, vị đậm đà cung cấp nhiều canxi. Bà bầu ăn khoai môn có thể học cách nấu món này nhé!

Nguyên liệu

Cách làm

Khi ăn, cho khoai sọ vào xoong nước cua đun 10 phút đến khi khoai chín bở thì nêm gia vị mặn ngọt vừa ăn rồi cho rau rút vào đun thêm 3 phút, múc canh ra bát ăn kèm với cơm.

Lưu ý cho bà bầu ăn khoai môn

Cũng như bất kỳ một thực phẩm nào ăn quá nhiều sẽ thừa chất và không tốt cho sức khỏe con người. Khoai sọ cũng thế nên muốn có được lợi ích tốt từ loại củ này, các mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

Cần phải tham khảo từ các chuyên gia, bác sỹ để đưa ra một lượng sử dụng khoai sọ hợp lý giúp mẹ và bé phát triển tốt nhất.

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version