Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn măng khô được không và các dưỡng chất tốt?

Trong những ngày tết, bát miến gà măng khô là không thể thiếu. Trong măng khô có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt đẹp. Nhưng liệu bà bầu có thể ăn măng khô được không? Thì Medplus.vn sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này!

Bà bầu ăn măng khô được không và các dưỡng chất tốt?
Bà bầu ăn măng khô được không và các dưỡng chất tốt?

1. Bà bầu ăn măng khô có được không?

Măng khô là măng tươi được sơ chế rồi đem phơi khô. Nó không chỉ để tích trữ mà măng khô còn đem đến hương vị mới khác hoàn toàn với măng tươi.

Bà bầu ăn măng khô có được không?– câu trả lời là có. Măng khô là một loại thực phẩm khá lành tính. Nhưng bạn cần biết rằng số lượng được phép ăn măng khô khi mang thai. Bởi vì trong măng khô có nhiều chất không tốt đối với cơ thể mẹ cũng như với thai nhi nếu mẹ ăn quá nhiều.

2. Bà bầu ăn măng khô có được những lợi ích gì?

Bà bầu ăn măng khô có rất nhiều điều tốt cho cơ thể mà mẹ cần được biết. Những dưỡng chất có trong măng khô rất nhiều, bạn nên có một chế độ ăn măng khô hợp lý. Nếu không có thể một số chất trong măng khô gây hại cho cơ thể trẻ.

Các dưỡng chất có trong măng khô

Có nhiều loại măng khác nhau: Tùy theo nguồn gốc có măng tre, măng vầu, măng nứa, măng giang…; hàm lượng nước chứa trong thành phần có măng khô, măng tươi. Mà người ta có những dưỡng chất có trong măng.

Nhưng sẽ có những dưỡng chất điển hình như: cứ mỗi 100g măng có chứa 4,1g protid (protid chứa trong măng có tới 16 loại acid amin); 0,1g lipid; 5,7g glucid; 22mg Ca; 56mg Photpho; 0,1g Fe; 0,08mg caroten; 0,08 mg vitamin B1; 0,08mg vitamin B2; 0,6mg vitamin B3; 1,0mg vitamin C.

Chất xơ trong măng khô

Nhờ có lượng chất xơ có trong măng khô mà măng khô có một tác dụng rất tốt cho cơ thể. Đó chính là khả năng nhu đường ruột hỗ trợ giúp tiêu hóa; phòng chống có hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch; cao huyết áp; bệnh táo bón; bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.

Đối với những người đang mang thai thì rất hay bị các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy,… Khi ăn măng khô sẽ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón cũng như nhu đường ruột cho mẹ bầu.

Mangan có trong măng khô

Với hàm lượng Mg khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần, măng có khả năng nhất định trong việc phòng ung, kháng ung và được coi là một trong những thực phẩm chống ung thư.

Mg cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho mẹ bầu.

Các loại dưỡng chất khác

Các loại vitamin và chất khoáng có trong măng khô sẽ giúp mẹ bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Măng khô không phải là một thực phẩm không có giá trị. Chỉ là kèm theo những giá trị từ các chất của nó còn có những chất không tốt cho cơ thể phụ nữ mang thai và thai nhi.

Các loại măng khô có hàm lượng calo thấp rất giàu chất xơ trong chế độ ăn uống kiểm soát mức cholesterol trong máu.

Xem thêm: Lợi ích tuyệt vời của măng

Bà bầu ăn măng có được không- những lợi ích của măng

3. Bà bầu ăn măng khô có nguy hiểm gì đến cơ thể không?

Ngoài các dưỡng chất tuyệt vời từ măng khô thì bạn nên biết măng khô còn chứa các dưỡng chất không tốt cho cơ thể mẹ, đặc biệt là thai nhi. Khi này, câu hỏi :”bà bầu ăn măng khô được không?“, câu trả lời là không ăn măng khô đặc biệt là 3 tháng đầu. Nhưng câu trả lời này không mang tính tuyệt đối. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể ăn măng khi mang thai, nhưng số lượng và thời điểm nhất định. Nếu không tuân thủ nguyên tắc khi ăn măng khô. Nếu không thai nhi của bạn có thể gặp nguy hiểm.

Măng khô có rất nhiều dưỡng chất nhưng trong măng khô còn có một số chất độc hại như HCL, axit, lưu huỳnh. Nếu không được sơ chế cẩn thận thì khi ăn mẹ bầu dễ bị nhiễm các loại độc này.

4. Tác hại của việc ăn măng khô tới bà bầu

Chất độc do lưu huỳnh

Rất nhiều cơ sở sấy măng sử dụng lưu huỳnh để măng nhanh khô. Nhưng lưu huỳnh nếu bị sử dụng nhiều nạp vào cơ thể thì sẽ gây độc cho cơ thể. Đặc biệt với thai nhi sẽ gây các vấn đề về phát triển cơ thể.

Người ăn nhiều măng khô có chứa nhiều lưu huỳnh có thể bị tổn thương:

Chất độc do axit  xyanhydric có trong măng

Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày. Sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Tác hại của việc ăn măng khô tới bà bầu

5. Bà bầu ăn măng khô và lượng cần thiết cho cơ thể

Các khuyến cáo khuyên bạn nên hạn chế ăn măng khô, bạn chỉ nên ăn một lượng măng khô tầm 200g một tháng. Và nên chia thành 1-2 bữa nhỏ trong một tháng. Để cơ thể có thể tiếp nhận các chất tốt cho cơ thể và không bị chứa nhiều các chất độc trong cơ thể. Ăn nhiều măng cũng làm giảm khả năng hình thành máu do chúng giảm bớt sắt trong cơ thể, điều đó khá nguy hiểm cho mẹ và bé. Nên mẹ nên tuân thủ lượng ăn măng khô được cho phép.

6. Cách xử lý chất độc trong măng khô

Bà bầu ăn măng khô được không?- Bà bầu có thể ăn măng khô nhưng bạn cần xử lý hết các chất độc có trong măng khô, rồi mới có thể ăn.

Cách chọn măng khô ngon và an toàn

Có 2 loại măng khô chính là măng lưỡi lợn và măng lá. Khi ăn măng lưỡi lợn sẽ cho cảm giác dày miếng và giòn sần sật còn măng lá thì sẽ ngấm gia vị hơn. Tùy sở thích để bạn có thể chọn loại măng mình muốn nấu.

Cách loại bỏ lưu huỳnh có trong măng khô

Cách 1: Để loại bỏ lưu huỳnh khỏi măng khô, người tiêu dùng có thể ngâm nước vài ngày, sau đó luộc kỹ rồi mới cho vào ninh 2 – 3 giờ. Như vậy, SO2 sẽ bay hơi đi rất nhiều. Tuyệt đối không ngậm, nếm măng khô trước khi đun nấu.

Cách 2: Trước khi sử dụng, măng khô cần được rửa thật kỹ bằng nước sạch (có thể ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo một đêm). Luộc măng sau đó thay nước 2 – 3 lần (mỗi lần 30 phút). Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc để chế biến thức ăn.

Cách loại bỏ axit và độc tố tự nhiên trong măng

Để loại bỏ hoàn toàn các độc tố tự nhiên trong măng khô như axít xyanhydric hoặc lưu huỳnh, cần ngâm và luộc kỹ măng trước khi chế biến món ăn. Trước tiên rửa sạch măng, sau đó ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo ít nhất năm – sáu giờ để măng nở mềm, tốt nhất là ngâm qua đêm. Trong lúc ngâm, nên thường xuyên thay nước để lọc vị đắng.

Sau khi măng nở mềm, vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi đổ nước ngập mặt để luộc chín. Luộc măng với lửa vừa và tốt nhất nước trong nồi phải đầy. Có thể luộc khoảng hai-ba lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, đồng thời đổ bỏ nước luộc cũ, thay nước mới sau mỗi lần luộc. Đến khi nước luộc trở nên trong và măng mềm thì vớt ra, chờ nguội và ráo nước, xé nhỏ thành sợi để chuẩn bị chế biến món ăn.

Cách chọn và xử lý măng khô

7. Bà bầu nên ăn măng khô khi nào?

Bà bầu tuyệt đối không ăn măng khô hay bất kì loại măng nào trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì các chất độc có trong măng có thể ảnh hưởng tới phôi thai đang phát triển. Mẹ bầu nên ăn măng khô sau 3 tháng mang thai, nhưng cũng nên hạn chế không nên ăn quá nhiều và liên tục.

8. Những lưu ý khi bà bầu ăn măng khô

Những lưu ý khi bà bầu ăn măng khô

9. Một số món ăn chế biến từ măng khô cho bà bầu

Canh măng khô nấu chay

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Một số món ăn chế biến từ măng khô cho bà bầu-canh măng khô nấu chay

Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn măng khô có được không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.

Xem thêm các bài viết khác tại đây:

Nguồn: Tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

 

Exit mobile version