Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn nhân sâm được không? 4 nguy hại cho bà bầu

ba bau an nhan sam duoc khong - Medplus

Bà bầu ăn nhân sâm được không?

Nhân sâm vốn là loại thảo mộc quý hiếm. Thường được dùng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ trí não. Phòng ngừa bệnh tật và ức chế tế bào ung thư. Nhân sâm còn có tác dụng làm đẹp, trẻ hóa làn da, duy trì tuổi thanh xuân cho phái nữ. Dù có nhiều lợi ích tốt, nhân sâm cũng có những tác hại nguy hiểm đối với thai nhi và bà bầu.

Các chuyên gia cho rằng bà bầu không nên ăn nhân sâm trong 3 tháng mang thai đầu tiên.

bà bầu không nên ăn nhân sâm trong 3 tháng đầu thai kì

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nhân sâm

Nhân sâm có nhiều loại khác nhau và được tìm thấy phổ biến ở châu Á, châu Mỹ. Những dưỡng chất quý giá, cung cấp các vi chất cần thiết cho cơ thể có trong nhân sâm

Saponin Gồm các ginsenosides có tác dụng giải độc, ứng chế các tế bào phát triên ung thư
Malnonyl Rb1, Rb2 Chống lão hóa, duy trì sắc đẹp, cải thiện tình trạng thâm nám
Polyacetylen Ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục nhanh.
Axit béo Ngừa các bệnh tim mạch, cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tập trung
Tinh dầu Giảm rụng tóc, giảm căn thẳng, mất ngủ và ngăn ngừa lão hóa.

Các tác hại khi bà bầu ăn nhân sâm

1. Gây ra di tật bẩm sinh cho thai nhi

Trong nhân sâm có chứa hợp chất Ginsenoside Rb1. Theo một thí nghiệm của các nhà khoa học, khi tiêm 30mg/ml hợp chất này lên loài chuột. Kết quả là, họ thấy phôi thai của chuột mẹ có dấu hiệu tim, mắt và chân tay thai nhi phát triển dị thường. Do đó, các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ăn nhân sâm quá nhiều. Tránh gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

2. Khả năng sảy thai cao

Bà bầu khi mang thai sẽ ngừng xuất hiện kinh nguyệt. Máu được dùng để nuôi dưỡng và phát triển thai nhi nhiều hơn. Mà nhân sâm lại là loại thảo mộc đại bổ, có tính hỏa. Bà bầu ăn nhân sâm dẫn đến âm suy hỏa vượng, có thể bị sảy thai. Ngoài ra, nhân sâm làm tăng cảm giác hưng phấn, dễ bị kích động. Gây mất ngủ, huyết áp cao và đau đầu. Nếu bà bầu đang bị ốm nghén thì nhân sâm chỉ khiến tình trạng này nặng nề hơn.

bà bầu ăn nhân sâm gây dị tật thai nhi bẩm sinh, khả năng sảy thai cao

3. Ảnh hưởng tiêu hóa

Một số trường hợp bà bầu ăn nhân sâm có thể bị đau bụng, tiêu chảy. Dẫn đến tình trạng mất nước, cơ thể suy kiệt. Trường hợp khác, bà bầu dùng nhân sâm còn có thể bị trúng độc. Các triệu chứng đi kèm như ngứa, xuất huyết, nôn, phù nề khắp người. Bà bầu bị nôn mửa nhiều sẽ làm tử cung co bóp nhiều, khả năng sảy thai cao. Không chỉ vậy, triệu chứng khô miệng trong thai kì mẹ bầu sẽ tồi tệ hơn. Bởi các enzyme trong nhân sâm làm các tuyến nước bọt hoạt động kém so với bình thường.

4. Chảy máu sau khi sinh và bệnh đái tháo đường

Bà bầu trong thời gian mang thai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao. Nhưng đa phần lại không ai chú ý tới điều này. Vì vậy, khi bà bầu ăn nhân sâm có thể dẫn đến mất cân bằng lượng đường, gây chóng mặt và hạ nhịp tim. Các triệu chứng này đều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Hơn nữa, nhân sâm Hàn Quốc có đặc tính chống đông máu. Nếu bà bầu dùng thì có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng trong quá trình sinh nở và ngay sau khi sinh.

bà bầu ăn nhân sâm ảnh hưởng tiêu hóa, chảy máu sau sinh

Lưu ý cho bà bầu khi ăn nhân sâm

Đối với bà bầu trong 3 tháng đầu không nên sử dụng nhân sâm để tránh những triệu chứng nguy hiểm như nôn mửa, xuất huyết, sảy thai… Vào giai đoạn giữa thai kỳ thai phụ có thể sử dụng nhân sâm. Nhưng cần xin ý kiến của bác sĩ. Chỉ nên sử dụng ít hơn 100g/ngày và trong một thời gian ngắn. Nếu mẹ bầu xuất hiện bất kỳ triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, nôn mửa. Đặc biệt là xuất huyết, thì bà bầu cần dừng lại ngay và nhanh chóng báo cho bác sĩ.

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version