Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn nhiều cơm được không? 5 hữu ích của việc ăn cơm đủ

bà bầu ăn nhiều cơm được không

Bà bầu ăn nhiều cơm có tốt không?

Cơm là món ăn được nấu thành từ gạo trắng hòa cùng lượng nước vừa phải. Đây là món chính trong mỗi bữa cơm của hầu hết người dân Châu Á ( đặc biệt là khu vực Đông Nam Á).

Cơm chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Như các bạn đã biết, cái gì có lợi thì ắt cũng sẽ gây hại. Theo chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ bầu ăn cơm sẽ rất tốt cho sự phát triển của mẹ và thai nhi nếu hàm lượng đủ, vừa phải. Nhưng nếu các chị em ăn quá nhiều cơm trong thai kỳ sẽ hoàn toàn không tốt cho sức khỏe mẹ và bé và phát sinh nhiều bệnh lý trong quá trình mang thai.

Với hàm lượng tinh bột cao trong cơm sẽ khiến các mẹ bầu tăng cân nhanh ( dẫn đến béo phì) và tiểu đường. Vì thế, các bà bầu không nên ăn quá nhiều cơm trong thai kỳ!

Thành phần dinh dưỡng

Calo

Carbonhydrate

Vitamin và khoáng chất (như  vitamin D, thiamin, riboflavin, niacin, canxi, chất xơ và sắt)

Tinh bột

Natri (thấp)

Các chất dinh dưỡng dẫn truyền thần kinh (trong cơm từ gạo nâu)

Lượng ô-xy hóa (dồi dào)

Lợi ích của việc ăn cơm đúng

1) Cung cấp năng lượng

Cơm giàu carbonhydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì hoạt động cần thiết cho mẹ và bé.

2) Hỗ trợ sự tăng trưởng

Với hàm lượng tinh bột sẵn có sẽ hỗ trợ sự phát triển của mẹ và giúp bé tăng cân chóng lớn. Đồng thời, tinh bột kết hợp với lượng chất xơ trong cơm giúp vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa hoạt động tốt, bảo vệ mẹ bầu tránh khỏi các vấn đề về tiêu hóa.

3) Duy trì huyết áp

Chứa hàm lượng natri thấp, cơm giúp mẹ bầu duy trì mức huyết áp của cơ thể ở mức ổn định, ít biến đổi.

4) Tốt cho trí não thai nhi

Trong cơm (gạo nâu) có chất dinh dưỡng dẫn truyền thần kinh làm phát triển trí não và tăng chức năng phản ứng lại của não bộ (như nhận thức) của trẻ sau sinh.

Tác hại của việc ăn nhiều cơm

1) Tăng cường hệ miễn dịch

Các mẹ bầu sẽ được tăng cường thêm hệ miễn dịch thông qua lượng oxy hóa dồi dào.

2) Béo phì, tăng cân nhanh

Trong cơm chứ hàm lượng lớn tinh bột nên nếu mẹ bầu lạm dụng quá nhiều thành phần này sẽ gây ra béo phì thai kì, tăng lượng mỡ thừa làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể, dẫn đến chứng ù lì và khó sinh nở bình thường. Ngoài ra thai nhi cũng sẽ phát triển chủ yếu ở cân nặng, Do đó các mẹ lưu ý ở hàm lượng tinh bột.đừng vội chạy đua với cân nặng của thai nhi.

3) Tiểu đường thai kỳ

Theo một nghiên cứu, lượng đường có trong một bát cơm cao hơn lượng đường có trong một lon nước ngọt. Khi ăn cơm trắng quá nhiều khiến lượng đường tăng nhanh chóng và hấp thụ vào cơ thể. Tích tụ mỗi ngày một ít sẽ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

4) Nguy cơ béo bì và tiểu đường về sau cho trẻ

Theo một nghiên cứu khoa học từ Mỹ, phần lớn trẻ béo vì và tiểu đường là do cơ thể người mẹ đã tiếp nhận quá nhiều lượng tinh bột có trong cơm trong thời gian thai kỳ.

Mâm cơm dinh dưỡng cho mẹ bầu

Những lưu ý khi bà bầu ăn cơm

Với thông tin hữu ích từ Medplus về chế độ cơm cho mẹ bầu, hy vọng các mẹ chúng ta sẽ có nhiều thực đơn dinh dưỡng hiệu quả cho mẹ và bé. Đừng quên truy cập Medplus mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin khả dụng và bổ ích nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

 

Exit mobile version