Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn rau lang được không? 6 tác dụng cho sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu ăn rau lang được không?

Bà bầu ăn rau lang được không?

Rau lang hay còn gọi là rau khoai lang hay cam thử, phiên chử,… là thứ rau dân dã, quen thuộc với người Việt. Rau lang có vị ngọt, mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin B6 và giàu chất dinh dưỡng. Bà bầu ăn rau lang sẽ giúp dễ sinh hơn và hấp thu được một số dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, rau lang giàu chất xơ, vitamin tác dụng hạn chế táo bón, lợi sữa, thanh nhiệt, phòng bệnh tiểu đường nên là thực phẩm tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, khi bà bầu ăn rau lang chỉ nên ăn vừa đủ.

Hàm lượng dinh dưỡng của rau lang

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr rau lang được liệt kê cụ thể như sau:

Năng lượng  41 Kcal
Tổng chất béo  0,3 g
Natri  7 mg
Kali  312 mg
Cacbohydrat  7 g
Chất xơ  1,9 g
Protein  2,2 g
Vitamin A  2.939 IU
Vitamin C  1,5 mg
Canxi  33 mg
Sắt  0,6 mg
Vitamin B6  0,2 mg
Magie  48 mg

Lợi ích khi bà bầu ăn rau lang

1. Phòng cao huyết áp, giảm buồn nôn

Bà bầu ăn rau khoai lang giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp, giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ.

2. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau lang vì lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Tuy nhiên, trong củ khoai của rau lang lại chứa nhiều tinh bột nên bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn củ khoai lang.

3. Lợi sữa

Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả.

4. Thanh nhiệt, giải độc

Rau khoai lang rất mát nên bà bầu ăn canh rau khoai lang, ngọn rau khoai lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Hơn thế nữa, bà bầu ăn rau khoai lang đều có tác dụng ngừa mụn, trị mụn rất hiệu nghiệm.

5. Chống táo bón bằng rau khoai lang

Hiện tượng táo bón là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Rau lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

6. Chống béo phì

Tăng cân mất kiểm soát là một trong những nỗi lo sợ của phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên bà bầu ăn nhiều rau khoai lang luộc sẽ giúp giải quyết rắc rối này. Rau khoai lang có nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu khi ăn.

Món ngon từ rau lang cho mẹ bầu

1. Canh rau lang nấu tôm

Rau lang là loại rau của quê nhà, nó có vị thanh mát, đồng thời rất dễ nấu và không tốn nhiều thời gian.

Nguyên liệu

– 200g tôm

– 1 bó rau lang

– Hành khô, muối, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách làm

– Tôm bóc nõn

rút chỉ đen trên thân tôm, rửa sạch để ráo, dùng cối giã thô tôm.

– Rau lang nhặt lấy cọng non, bỏ phần cọng già, rửa sạch để ráo.

– Đun nóng một ít dầu ăn ở nồi, phi hành thơm, cho tôm vào xào chín, nêm vào một ít muối. Cho nước vào vào nồi, nấu sôi.

– Cho rau lang vào nấu cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp. Múc canh ra tô dùng nóng với cơm.

Ngoài món ăn dân dã là rau lang luộc chấm nước nước mắm thì món canh rau lang với tôm sẽ đem lại cho bạn vị thanh mát, giải nhiệt cơn nóng ngày hè.

2. Rau lang xào tỏi

Rau khoai lang xào tỏi thơm lừng, vị bùi bùi ngầy ngậy, lại chấm với nước mắm tỏi ớt cay cay thì bữa cơm giản dị nhưng lại “hết veo” đấy.

Nguyên liệu

Rau khoai lang

Tỏi băm

Bột nêm, xì dầu, nước mắm

Cách làm

Bước 1: Rau khoai lang nhặt lấy ngọn non, rửa sạch. Nếu lấy ngon hoặc lá già sẽ bị dai.

Bước 2: Đun nước sôi chần rau chín tái rồi vớt ra, cho vào rổ cho ráo nước. Nếu sợ rau nhũn thì bạn ngâm rau trở lại vào nước lạnh trong ít phút.

Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm 1 thìa tỏi băm.
Bước 4: Cho rau vào xào, nêm bột nêm, chỉ nêm vừa phải không nên đậm. Đảo rau nhẹ tay cho khỏi nát.

Bước 5: Rau chín cho lên đĩa. Pha nước mắm tỏi ớt hoặc chấm rau với xì dầu rất ngon

Lưu ý khi bà bầu ăn rau lang

Không nên ăn quá nhiều rau khoai lang. Dù là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều rau khoai lang. Bởi loại rau này chứa nhiều canxi, nên nếu ăn quá nhiều có thể gây sỏi thận.

Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này phải nấu, luộc, nướng thật chín rau lang.

Khi luộc rau lang để ăn hay chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng. Bạn cũng có thể nấu rau khoai lang kèm với các thực phẩm giàu đạm động vật (thịt, cá, trứng, hải sản… ) và đạm thực vật (đậu, ngũ cốc, khoai củ… ) để cân bằng dưỡng chất.

Có nhiều vitamin cùng khoáng chất bổ dưỡng, rau khoai lang là thực phẩm không thể thiếu cho thai phụ.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng. Đừng quên ghé medplus mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version