Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm có tốt không?
Sữa chua nếp cẩm hiện nay rất được giới trẻ ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon lạ miệng. Nó được xem là món ăn vặt hoàn hảo giúp đẹp da, chăm sóc sức khỏe. Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đồng thời, bổ sung thực phẩm từ sữa này còn giúp cho thai nhi có được sự phát triển toàn diện nhất.
Thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua nếp cẩm
Sữa chua là một thực phẩm dinh dưỡng khá phổ biến, kết hợp với nếp cẩm tạo ra một món ăn dinh dưỡng tuyệt vời. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua nếp cẩm gồm:
- Magie
- Kẽm
- Lovastatine
- Ergosterol
- Canxi
- Photpho
- Vitamin nhóm B
- Vitamin E
- Kali
- Sắt
- Diệp lục tố
- Các lợi khuẩn
Lợi ích khi bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua nếp cẩm được xem là thực phẩm vàng giúp cân bằng hệ tiêu hóa và vi khuẩn trong đường ruột. Sữa chua lên men sẽ tạo ra aixt lactocidine có tác dụng cân bằng các vi khuẩn ở ruột. Nhờ đó, mẹ bầu ăn sữa chua nếp cẩm giúp điều trị được: tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, biếng ăn,… Các bệnh thường gặp khi mang thai.
Tăng cường hệ miễn dịch
Sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn lợi. Nó có tác dụng chống lại các vi trùng gây hại, các yếu tố xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm còn cung cấp cho cơ thể lượng khoáng chất như: magie, kẽm và lượng vitamin dồi dào. Bổ sung đầy đủ vào cơ thể sẽ giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường, giúp mẹ được khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ tim mạch
Quá trình lên men nếp cẩm sẽ tạo ra các chất như: lovastatine và ergosterol nó có khả năng tái tạo mạch máu. Mẹ bầu ăn sữa chua nếp cẩm giúp hỗ trợ phòng tránh các bệnh xơ vữa động mạch máu và đột quỵ.
Không chỉ vậy, nó còn là món ăn lý tưởng cho những người lớn tuổi, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chất xơ. Có thể làm giảm lượng cholesterol xấu đi và điều hòa huyết áp ổn định, đồng thời ngăn ngừa rối loạn mỡ máu.
Giúp xương chắc khỏe
Sữa chua là món ăn giàu canxi, có tác dụng hỗ trợ xương chắc khỏe. Với sự kết hợp hoàn hảo với nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm mang đến lượng canxi dồi dào. Đồng thời, bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu như: magie, photpho. Có tác dụng giúp cho xương, răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm còn giúp phòng chống các bệnh về xương khớp vô cùng hiệu quả.
Bổ sung máu cho cơ thể
Nếp cẩm trong sữa chua khi nấu và lên men có màu đỏ mận. Màu sắc của thực phẩm có tác dụng tương xứng với những màu tương tự trong cơ thể. Những thực phẩm có màu đỏ như cà rốt, bí đỏ, rau dền và nếp cẩm thường rất tốt cho máu. Do đó, bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm giúp ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Cân bằng vóc dáng
Trong nếp cẩm có các sắc tố làm cho da hồng hào căng mịn sữa chua. Giúp da mịn màng, luôn giữ được độ ẩm cho da. Ngoài ra, nó còn là món ăn giúp đánh bay lượng mỡ thừa trên cơ thể mẹ bầu, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu ăn sữa chua nếp cẩm luôn giúp mẹ cân bằng được vóc dáng.
Hơn hết nó sẽ là món ăn tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh. Giúp phục hồi sức khỏe, cung cấp sắt để khôi phục lượng máu vừa thiếu hụt.
Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm khi nào sẽ tốt nhất?
Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn sữa chua nếp cẩm
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn các loại sữa chua nói chung và sữa chua nếp cẩm nó riêng. Bắt đầu từ tuần thứ 15 trở lên thì các chị em có thể bổ sung sữa chua nếp cẩm trong thực đơn hằng ngày của mình. Tuy nhiên chỉ nên ăn từ 1-2 hủ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thừa chất.
Thời điểm ăn sữa chua nếp cẩm tốt nhất trong ngày
Thời điểm ăn sữa chua nếp cẩm tốt nhất trong ngày là vào buổi tối, hoặc buổi chiều sau khi ăn bữa chính khoảng 30 phút. Vì lúc này độ pH trong dạ dày sẽ lớn hơn hoặc bằng 4,5 độ, là thời gian thích hợp để các vi khuẩn có lợi hoạt động.
Lưu ý khi bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm
Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn sữa chua nếp cẩm khi lúc bụng đói. Điều này sẽ gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không nên ăn sữa chua quá nhiều, theo khuyến cáo, bà bầu nên ăn 1-2 hủ sữa chua mỗi ngày.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn hồng ngâm được không? Lưu ý khi sử dụng
- Bà bầu ăn bơ 3 tháng cuối: Thực phẩm giúp con thông minh
- Bà bầu ăn cá nục được không? 9 công dụng tuyệt vời cho mẹ
- Bà bầu ăn cá trê được không? Bí quyết giúp làn da đẹp
- Bà bầu ăn sò huyết có tốt cho thai nhi không?
- Bà bầu ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ được không?
Nguồn: Tổng hợp