Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn trái chôm chôm được không? 6 công dụng không thể bỏ qua

bà bầu ăn trái chôm chôm được không

bà bầu ăn trái chôm chôm được không

Bà bầu ăn trái chôm chôm được không?

Chôm chôm là một trong những trái cây phổ biến trong mùa hè . Giá trị dinh dưỡng bên trong trái chôm chôm rất đa dạng và phong phú, bên cạnh đó có tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh rất có lợi với sức khỏe. Chôm chôm có nhiều chất xơ giúp bổ sung năng lượng, ngừa ung thư và loại bỏ các độc tố trong thân, kích thích tế bào máu…

Chôm chôm tươi, ngọt, giòn, dinh dưỡng phong phú, là loại trái cây rất tốt cho bà bầu. Phụ nữ mang thai ăn chôm chôm không chỉ có thể bổ sung nhiều dưỡng chất  mà còn có nhiều loại vitamin giúp đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ mang thai.

Thành phần dinh dưỡng trong trái chôm chôm

đạm

chất béo

canxi

photpho

sắt

đồng

kali

magie

mangan

axit gallic

vitamin B3, A, C, B9

6 công dụng khi bà bầu ăn trái chôm chôm

1. Có lợi cho tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn chôm chôm không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa mà còn giúp tránh được các vấn đề như tiêu chảy, táo bón. Đặc biệt, chôm chôm còn giúp tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết.

2. Bổ sung chất sắt

Vì chứa nhiều vitamin C, bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp quá trình hấp thụ đồng và sắt diễn ra “mượt” hơn, do đó cải thiện việc sản xuất các tế bào máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai.

3. Kiểm soát huyết áp trong quá trình mang thai

Chôm chôm được các bác sĩ đánh giá là có thể giúp kiểm soát huyết áp khi mang thai, giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu để giảm tình trạng sưng phù cơ thể mẹ dễ mắc phải vào cuối thai kỳ.

4. Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn

Theo nghiên cứu, axit gallic, một chất được tìm thấy trong chôm chôm có tác dụng “kì diệu” trong việc loại bỏ các gốc tự do  và giúp bảo vệ cơ thể bạn từ vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác. Ngoài ra, bà bầu ăn chôm chôm cũng có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường tấn công phụ nữ mang thai như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh.

5. Thúc đẩy sức khỏe của hệ xương

Ngoài hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm cũng giàu canxi, phốt pho, magie, kẽm có thể giúp củng cố và tăng cường sức khỏe của hệ xương, đồng thời cung cấp canxi để thai nhi phát triển.

6. Bổ sung vitamin C, E giúp bảo vệ da và tóc của mẹ bầu

Vitamin C, vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm là những yếu tố quan trọng giữ cho da dẻ mẹ bầu luôn mịn màng, mềm mại.

Cách thưởng thức trái chôm chôm đúng cách

1. Ăn tươi

Khi ăn chôm chôm, chỉ cần loại bỏ lớp vỏ gai mềm, để lộ ra lớp thịt trắng trong suốt, nhưng ăn chôm chôm bằng răng cần từ từ và nhẹ nhàng cắn từng lớp từng lớp một, không nên dùng lực quá lớn, nếu không nó sẽ dễ dàng phá vỡ sự gắn kết giữa màng bao ngoài hạt và lớp thịt.

2. Uống trà

Rửa sạch vỏ chôm chôm, thêm nước vào để nấu thành trà, có thể cải thiện viêm nhiệt miệng và tiêu chảy. Rễ của cây rửa sạch và đun sôi để uống hàng ngày, có tác dụng hạ hỏa, giải nhiệt. Ngoài ra vỏ cây chôm chôm có thể dùng làm trà, có tác dụng rõ ràng đối với bệnh viêm đầu lưỡi.

3. Mứt chôm chôm

Nguyên liệu:

Cách làm:

Bước 1: Mua chôm chôm về sau đó tách vỏ và bỏ hạt đi.

Bước 2: Cho toàn bộ lượng đường đã chuẩn bị từ trước vào trộn đều với cùi chôm chôm đã ngâm trong nước muối. Để nguyên liệu như vậy khoảng từ 20 -30 phút cho đường thấm đều vào chôm chôm.

Bước 3: Đun nóng chảo thì đổ toàn bộ hỗn hợp đã chuẩn bị vào. Vặn lửa lớn vừa phải đun đến khi hỗn hợp chôm chôm và đường sôi lên. Lúc này, chỉnh lửa nhỏ, chỉ để liu riu.

Bước 4: Khi chôm chôm bắt đầu săn lại, đường kết tinh thành màu trắng nhạt xung quanh miếng chôm chôm. Lúc này bạn có thể cho thêm 1 ống vani vào và đảo đều. Đun thêm khoảng 5 phút nữa là có thể tắt bếp. Để nguội cho vào lọ.

Lưu ý khi bà bầu ăn trái chôm chôm

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều chôm chôm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi.

Đồng thời, chôm chôm quá chín chứa nhiều cồn (do đường chuyển hóa) vì thế không an toàn cho mẹ và thai nhi. Chôm chôm chứa rất nhiều đường, vì thế không nên ăn nhiều một lúc, đặc biệt là với các bà mẹ bị bệnh tiểu đường.

Qua bài viết hy vọng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp các mẹ bầu có thể sử dụng trái chôm chôm một cách hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version