Bà bầu bị dư I-ốt phải làm sao?
I-ốt là khoáng chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển các bộ phận trong cơ thể và duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Việc thừa I-ốt cũng giống như thiếu iot, đều tác động xấu đến mẹ bầu và thai nhi. Vậy bà bầu bị dư I-ốt phải làm sao?
Mẹ bầu cần bổ sung lượng I-ốt khoảng 220 mcg – 250mcg/ngày. Bên cạnh sử dụng các thực phẩm có hàm lượng I-ốt cao như cá, tôm, cua, rau xanh, v.v… Bà bầu có thể bổ sung I-ốt bằng dược phẩm, tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
Triệu chứng bà bầu bị dư I-ốt
Triệu chứng dư thừa iốt thường gặp gồm:
- buồn nôn
- đau bụng
- sổ mũi
- đau đầu
- miệng có vị kim loại và tiêu chảy
- có thể bị phù mạch
Biến chứng nguy hiểm khi bà bầu bị dư I-ốt
Mẹ bầu không nên cố nạp quá nhiều I-ốt vào người bởi dư lượng i-ốt cũng không phải là điều tốt. Nó sẽ gây nên hội chứng cường giáp, hay gặp nhất là bệnh Grave (Basedow), ngoài ra còn có u tuyến độc giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).
Những trường hợp dư I-ốt bà bầu thường quan tâm
- Thực phẩm giàu iot cho bà bầu
- Ngộ độc iot khi mang thai
- Bổ sung iot cho bà bầu
- Thiếu iot khi mang thai
- Thuốc chứa nhiều iốt
- Thực phẩm chứa iốt
Phương pháp bổ sung đúng cách cho bà bầu bị dư I-ốt
Tùy vào từng độ tuổi, từng giai đoạn mà lượng I-ốt sẽ thay đổi. Mẹ bầu thường cần 220mcg – 250mcg/ngày.
Bà bầu nên bổ sung I-ốt bằng cách sử dụng các thực phẩm có hàm lượng I-ốt cao như cá, tôm, cua, các loại rau câu, rong biển, tảo biển, rau xanh
Trong trường hợp cần bổ sung I-ốt bằng dược phẩm, mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Không nên tùy tiện sử dụng thực phẩm chức năng vì dễ dẫn đến tình trạng quá liều.
Phương pháp điều trị dư I-ốt khi mang thai
- Các phương pháp điều trị dư I-ốt hoặc ngộ độc i-ốt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Trong bất kỳ trường hợp, Điều quan trọng là bà bầu cần trao đổi ngay với bác sĩ để được điều trị ngay lập tức tránh các vấn đề khác phát sinh
- Thay đổi chế độ ăn uống – nên sử dụng muối không chứa iốt. Ngoài ra, giảm tiêu thụ thực phẩm có chứa iốt như hải sản, rong biển, sữa chua và sữa.
Bà bầu bị dư I-ốt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Biến chứng nguy hiểm của dư I-ốt là cường giáp khi mang thai. Cường giáp không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển, trẻ dễ bị đẻ non, thai nhi chết lưu, có thể bị dị tật bẩm sinh.
Lưu ý ngăn ngừa dư I-ốt khi mang thai
Ngoài việc sử dụng muối I-ốt theo khuyến cáo của ngành y tế, bổ sung I-ốt qua thực phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho mẹ bầu. Lượng i-ốt có trong 100g của một số loại thực phẩm đã được xác định như sau:
- nước mắm: 950 mcg
- muối i-ốt: 555 mcg,
- cá trích: 52 mcg,
- rau dền: 50 mcg,
- rau cải xoong: 45 mcg,
- cá thu: 45 mcg,
- nấm mỡ: 18 mcg,
- súp lơ: 12 mcg,
- khoai tây: 4,5 mcg
Các loại cá biển và động vật vỏ cứng ở biển, trứng, sữa cũng chứa hàm lượng i-ốt cao, xếp sau đó là các loại thịt.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thiếu i-ốt phải làm sao? Bà bầu bị thiếu i-ốt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thiếu i-ốt.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp