Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị bỏng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị bỏng phải làm sao

Bà bầu bị bỏng phải làm sao

Bà bầu bị bỏng phải làm sao?

Bị bỏng hay bị phỏng khi mang thai là một điều không may. Vết bỏng khiến bà bầu đau rát, gây tổn thương da nghiêm trọng hoặc có thể khiến nhiễm trùng da. Những trường hợp bỏng nhẹ có thể không gây ảnh hưởng gì, nhưng những tình trạng bỏng nặng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây thương tổn cho cả mẹ và em bé. Vậy bà bầu bị bỏng phải làm sao? Bị bỏng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách điều trị bỏng khi có thai an toàn cho mẹ và bé là gì?

Bà bầu bị bỏng được khuyên nên đến gặp chuyên gia y tế ngay để được giúp đỡ, tránh để tình trạng bỏng thêm nặng. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trị bỏng thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Bị bỏng khi mang thai phải làm sao

Nguyên nhân khiến bà bầu bị bỏng?

Có rất nhiều nguyên nhân không may khiến bà bầu bị bỏng, và chúng ta không thể biết trước được những tác nhân đó. Trong ăn uống, di chuyển, sinh hoạt hàng ngày hay bất cứ lúc nào đểu có thể vô tình khiến thai phụ bị bỏng.

Tuy nhiên, về cơ bản có thể chia nguyên nhân bị bỏng thành các nhóm cụ thể như:

Bỏng nóng (bỏng nhiệt): do lửa, hơi nước hay các đồ vật nóng gây ra. Có thể là nước sôi, canh nóng, thực phẩm mới nấu xong, ống bô xe,…

Bỏng lạnh: do thời tiết, khí trời, gió trời, nhiệt độ lạnh giá. Hoặc do đá đông, thực phẩm đông lạnh,…

Bỏng do hóa chất: tiếp xúc với các hóa chất (rắn, lỏng, khí) gây tổn thương da.

Bỏng điện: mạch điện bị hở hoặc do sấm trời.

Bỏng bức xạ: ánh sáng mặt trời (những ngày nhiệt độ cao, ánh sáng quá gắt), tia cực tím, tia X,…

Bỏng ma sát: tiếp xúc với các bề mặt cứng, rắn như mặt đường, sàn nhà, sàn phòng tập thể dục,…

Dấu hiệu bà bầu bị bỏng

Dấu hiểu của bị phỏng là gì

Bị bỏng khi mang thai có những biểu hiện, triệu chứng như:

Vết thương sưng, đỏ, loét, chảy máu, tróc da.

Vết thương đau, rát, nhức.

Vết bỏng đôi khi là hình bóng nước, không vỡ.

Vết bỏng ướt.

Chảy mủ vàng.

Vùng da bị thương chuyển màu nâu sẫm.

Cách điều trị bỏng an toàn cho bà bầu

Cách trị bỏng an toàn, hiệu quả cho bà bầu

1. Đến gặp chuyên gia y tế

Khi bà bầu bị bỏng hãy nhanh chóng đến gặp chuyên gia y tế để được giúp đỡ. Chuyên gia sẽ xem xét vết bỏng, và tùy mức độ vết thương sẽ đưa ra cho mẹ bầu phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về thuốc cần dùng, liều lượng dùng, cách vệ sinh vết thương, chế độ ăn uống để vết bỏng nhanh khỏi.

Những trường hợp bỏng nhẹ, làn da chỉ cảm thấy rát chứ không có các triệu chứng khác thì có thể không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, những trường bị bỏng kèm theo những tình trạng xấu (nổi bóng nước, bị ướt, tróc da, sưng đỏ,…) thì hãy nhanh đến gặp bác sĩ.

2. Không tự ý dùng thuốc trị bỏng

Bà bầu bị bỏng nên bôi thuốc gì? Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc trị bỏng, tuy hiệu quả nhưng để an toàn, trước khi bà bầu bị bỏng dùng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Tùy thuộc vào mức độ vết thương mà mỗi loại thuốc và cách dùng sẽ khác nhau. Cách làm sạch vết thương hoặc cách bôi thuốc như thế nào là phù hợp cũng sẽ khác.

Ngoài ra, trường hợp không thể đến cơ sở y tế ngay, phụ nữ mang thai bị bỏng hãy làm theo những cách sơ cứu khi bị bỏng an toàn như sau:

3. Phương pháp sơ cứu an toàn khi bị bỏng

Cách sơ cứu khi bị bỏng

Làm dịu vết thương bằng nước mát

Trường hợp bỏng nhưng vết thương không bị hở, cụ thể bề mặt da bị phỏng chỉ sưng đỏ thì hãy nhanh chóng làm dịu vết thương bằng nước mát. Ngâm hoặc rửa vết thương bằng nước mát. Thời gian tốt nhất để làm dịu vết bỏng là từ 25 – 30 phút. Hoặc có thể dùng khăn sạch thấm nước rồi chườm lên vết bỏng.

Loại bỏ các yếu tố khiến vết bỏng thêm nghiêm trọng

Một số trường hợp bị bỏng nặng, cụ thể là tác nhân gây bỏng xuyên qua lớp áo quấn và gây bỏng. Lúc này, lớp áo quần sẽ dính liền với vết bỏng, điều cần làm trước tiên đó là cởi bỏ lớp áo quần đó ra. Sẽ hơi đau một chút, tuy nhiên nếu để vết bỏng khô thì rất khó lấy lớp đồ ra. Ngoài ra, áo quấn có tác dụng giữ nhiệt, sẽ khiến cho tình trạng bỏng thêm nặng hơn.

Bảo vệ vết bỏng khỏi nhiễm trùng

Hãy kiếm khăn mỏng, băng y tế hoặc vải sạch để băng vết bỏng, tránh vết bỏng bị nhiễm khuẩn. Lưu ý khi băng hãy nhẹ tay, không băng quá cứng, quá chặt nếu không vết bỏng sẽ nặng hơn.

4. Dùng đá chườm khi bị bỏng có tốt không?

Không nên dùng đá lạnh để chườm vết bỏng. Các tinh thể đá sẽ làm đông cứng tế bào, gây thương tổn hoại tử, khiến vết thương thêm nặng hơn. Quá trình điều trị bỏng cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Trường hợp xấu nhất có thể phải loại bỏ bộ phận bị bỏng.

5. Dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng có được không?

Trong kem đánh răng có chứa kiềm. Những trường hợp bị bỏng do nhiệt độ cao, kiềm sẽ có cơ hội xâm nhập sâu vào vết thương, gây nhiễm trùng hoặc những tình trạng xấu hơn. Vết bỏng sẽ lâu lành hoặc mức độ đau, rát sẽ nhiều hơn.

Bà bầu bị bỏng cũng không nên sử dụng các loại thuốc mỡ, nước tương, nước mắm, nước muối,…để rửa vết bỏng. Các loại thuốc đông y, lá cây, rễ cây,…đắp vào vết thương vì không có căn cứ khoa học.

Bà bầu bị bỏng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị bỏng có ảnh hưởng đến thai nhi không

Bỏng nhẹ có thể không ảnh hưởng đến quá trình mang thai nhưng bỏng ít nhất 35% tổng diện tích bề mặt cơ thể có thể dẫn đến sinh non hoặc mất thai nhi. Khi phụ nữ mang thai bị bỏng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương sẽ có nhiều phản ứng cơ thể khác nhau, bao gồm như:

Sự gia tăng tính thấm mao mạch dẫn đến rò rỉ chất lỏng từ các mạch ra bên ngoài. Điều này làm giảm thể tích dịch của mẹ, cụ thể là lượng máu). Bà bầu bị thiếu máu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản,…Phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ sinh con nhẹ cân, sinh non, suy thai và khả năng mắc các bệnh sơ sinh cũng cao hơn.

Rò rỉ chất lỏng từ mao mạch cũng sẽ dẫn đến bà bầu bị huyết áp thấp (hạ huyết áp). Huyết áp thấp khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến sinh non hoặc thai chết lưu.

Lưu ý khi bà bầu bị bỏng

Bà bầu bị bỏng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cho người bị phỏng

Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị bỏng nên ăn:

Bà bầu bị bỏng không nên ăn gì?

Mẹ bầu bị bỏng không nên ăn uống những gì:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị bỏng phải làm sao? Bà bầu bị bỏng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị bỏng.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version