Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao?

Bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao?

Bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao?

Trường hợp bà bầu bị tức bụng trên hoặc đau dạ dày trong khi mang thai khá phổ biến. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bà bầu cần phải thăm khám bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị trước khi rủi ro xảy ra. Vậy bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao?

Đối với bà bầu bị căng tức bụng trên, việc chăm sóc, thăm khám thai sản định kỳ là một việc vô cùng cần thiết. Vì thế, khi bị đau tức bụng trên hay bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, mẹ bầu cần trao đổi ngay với bác sĩ.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tức bụng trên

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai, như là:

1. Áp lực tử cung

Do thai nhi phát triển khiến tử cung mở rộng tạo áp lực lên rốn và vùng bụng. Từ đó gây ra những cơn đau bụng quanh rốn khi mang thai 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.

2. Da và cơ bắp quanh bụng bị căng

Khi mang thai, để thai nhi có đủ không gian phát triển, da và cơ bắp quanh bụng phải được căng hết mức gây cảm giác khó chịu và căng tức trên rốn.

3. Thoát vị rốn

Tình trạng này thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai do tăng áp lực ở bụng.

4. Do bệnh lý

Đa phần hiện tượng căng tức trên rốn khi mang thai thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, thủng dạ dày, dư thừa acid trong dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy.

Những trường hợp căng tức bụng trên bà bầu thường quan tâm

Bà bầu bị căng tức bụng trên có nguy hiểm không?

Căng tức trên rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Những bệnh cần được kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể là:

Dư thừa acid trong dạ dày

Tình trạng dư thừa dịch acid do thường xuyên sử dụng các thực phẩm, hoa quả có vị chua và chế độ ăn không phù hợp. Nếu không kịp thời điều chỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng kích ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ gây ra các bệnh lý dạ dày.

Bệnh lý về dạ dày khi bà bầu bị căng tức bụng trên

Các bệnh lý dạ dày liên quan đến tình trạng đau bụng trên rốn thường gặp là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày. Trong đó, trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp, do hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng vì sự phát triển của bào thai. Điều này khiến thành dạ dày bị áp lực, dễ gây ra trào ngược acid.

Bệnh về tuyến tụy

Hiện tượng đau quặn bụng trên rốn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang mắc một số bệnh lý về tụy có thể kể đến như viêm tụy cấp tính, ung thư đầu tụy.

Viêm đại tràng

Mặc dù bệnh đại tràng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng vẫn gây ra các tác động xấu như tăng nguy cơ sinh non, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của thai nhi.

Nhiễm trùng đường ruột

Là bệnh xuất hiện ở người cơ địa yếu, sức đề kháng kém do vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Nhiễm trùng đường ruột không chỉ khiến tử cung bị co thắt mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Tiền sản giật khi bà bầu bị căng tức bụng trên

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Thường xuất hiện khi đa thai đa ối; mẹ dưới 18 hoặc trên 35 tuổi; mang thai vào mùa lạnh ấm; mẹ bị béo phì; tăng huyết áp mạng tính.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là bệnh lý xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng hoặc đã từng bị thủng dạ dày trước đó. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé.

Phương pháp điều trị căng tức bụng trên khi mang thai?

Nếu xuất hiện tình trạng căng tức bụng trên rốn khi mang thai mẹ có thể cải thiện bằng cách:

Bà bầu bị căng tức bụng trên có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, căng tức bụng trên là do cơ thể thay đổi khi mang thai và không gây hại cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh lý như tiền sản giật, nhiễm trùng đường ruột, đau dạ dày,v.v… Những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thai nhi như sẩy thai, sinh non, thai kém phát triển.

Lưu ý cho bà bầu bị căng tức bụng trên

Bà bầu cần đến bệnh viện hoặc gọi ngay cho bác sĩ, chuyên gia y tế nếu:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao? Bà bầu bị căng tức bụng trên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị căng tức bụng trên.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version