Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị chàm bội nhiễm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị chàm bội nhiễm phải làm sao

Bà bầu bị chàm bội nhiễm phải làm sao

Bà bầu bị chàm bội nhiễm phải làm sao?

Bị chàm bội nhiễm trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi đột ngột chính là nguyên nhân khiến bệnh chàm xuất hiện. Chàm bội nhiễm là từ chuyên khoa dùng để chỉ dạng nặng của bệnh chàm (Eczema). Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và ngay cả ở phụ nữ đang mang thai. Vậy bà bầu bị chàm bội nhiễm phải làm sao?

Bà bầu bị chàm bội nhiễm là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, không được gãi và khám định kỳ thường xuyên.

Nguyên nhân bà bầu bị chàm bội nhiễm

1. Sự suy giảm hệ miễn dịch

Dù bình thường cơ thể người mẹ không gặp vấn đề về hệ miễn dịch nhưng giai đoạn mang thai sẽ thay đổi tất cả. Nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe đúng mức thì hàng rào bảo vệ cơ thể nói chung và làn da nói riêng sẽ bị suy yếu một cách đáng kể, dẫn đến sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

2. Mất cân bằng độ ẩm trên da

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm da trở nên nặng nề hơn và chuyển sang giai đoạn bội nhiễm, đó là độ ẩm. Hầu hết các mẹ khi mang thai sẽ quên chăm sóc da dẫn đến việc làn da mất đi độ ẩm cần thiết. Da lúc này sẽ trở nên khô ráp, bong tróc thành từng mảng màu trắng và nứt nẻ.

3. Sự thay đổi hoocmon

Đây là một điều tất yếu trong quá trình mang thai, lượng lớn hoocmon thay đổi một cách đột ngột không chỉ khiến cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi về hình dáng mà da dẻ cũng trở nên rất nhạy cảm.

4. Giữ vệ sinh da kém

Nhiều người quan niệm nên hạn chế tắm giặt khi mang thai, thật ra đó là một điều sai lầm. Phụ nữ mang thai cần giữ cho da của mình luôn trong trạng thái sạch sẽ, nếu không sẽ rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm hoặc tự phát về da. Bên cạnh đó, việc dùng móng tay để gãi lên các vùng bị chàm cũng khiến cho bệnh chuyển qua giai đoạn bội nhiễm.

Dấu hiệu bà bầu bị chàm bội nhiễm

Biện pháp ngăn ngừa cho bà bầu bị chàm bội nhiễm

Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị chàm hiệu quả nhất:

Bà bầu bị chàm bội nhiễm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chàm bội nhiễm không phải là bệnh lây từ mẹ sang con. Chỉ có một phần trăm rất nhỏ con bị ảnh hưởng khi mẹ bị chàm bội nhiễm lúc thai kỳ. Nếu con có bị ảnh hưởng thì khả năng chữa khỏi trong những năm đầu đời lên đến 90% nên các mẹ bầu đang mắc chàm bội nhiễm có thể yên tâm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cha hoặc mẹ bị mắc chàm thì có đến 50% số trẻ sau này cũng sẽ mắc các bệnh về da hoặc hen suyễn, viêm khớp dạng thấp… Tuy nhiên, hầu hết các bé đều có thể chữa khỏi hết bệnh khi đến tuổi trưởng thành.

Một số lưu ý cho bà bầu bị chàm bội nhiễm

Bà bầu bị chàm bội nhiễm nên ăn gì?

Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm sau:

Bà bầu bị chàm bội nhiễm không nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị chàm bội nhiễm phải làm sao? Bà bầu bị chàm bội nhiễm có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị chàm bội nhiễm.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version