Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị chân không yên phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

bà bầu bị chân không yên phải làm sao?

bà bầu bị chân không yên phải làm sao?

Bà bầu bị chân không yên phải làm sao?

Hội chứng chân không yên là hội chứng rối loạn thần kinh khiến hai chân luôn trong trạng thái vận động. Cảm giác khó chịu ở chân như ngứa ngáy, hoặc như có kim châm vào chân này khiến bà bầu phải di chuyển và cử động chân. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến đối với nhiều bà bầu. Theo nghiên cứu, 16% trong 600 bà bầu mắc hội chứng chân không nghỉ. Vậy bà bầu bị chân không yên phải làm sao?

Hội chứng chân không yên trong thai kỳ sẽ dần giảm dần trong vòng vài tuần sau khi sinh. Vì vậy, bà bầu chỉ cần lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng, thư giãn cho chân và tập thể dục thường xuyên để làm giảm cảm giác khó chịu của hội chứng này.

Nguyên nhân gây nên hội chứng chân không nghỉ

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên hội chứng này, tuy nhiên vẫn có một số giả thiết cho rằng nguyên nhân bà bầu bị chân không yên như là:

Những trường hợp chân không yên bà bầu thường quan tâm

Dấu hiệu hội chứng chân không yên ở bà bầu

Hội chứng chân không yên thường gây ra những cảm nhận như là:

Biện pháp chữa chân không yên khi mang thai

Một số mẹo nhỏ giúp mẹ bầu giảm hội chứng chân không yên:

1. Bổ sung sắt, axit folic và vitamin

Phụ nữ mang thai cần sắt gấp 3 – 4 lần và folate gấp 8 – 10 lần so với bình thường để nuôi dưỡng em bé đang phát triển trong bụng. Mẹ bầu nên đi kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng mỗi tháng để đảm bảo bổ sung không bị quá dư hoặc thiếu hụt.

Một số thực phẩm gợi ý cho mẹ bầu gồm:

2. Kiểm soát cân nặng

Phụ nữ béo phì hoặc có mỡ bụng dư thừa trước khi mang thai có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Không nên nạp vào cơ thể lượng calo không cần thiết. Thay vào đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn uống cân bằng và lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn con.

3. Tập luyện thể thao

Việc vận động cơ thể sẽ giúp làm giảm cơn đau, cải thiện lưu lượng máu đến bắp chân và kích thích hormone mang lại cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, bà bầu vẫn chú ý đến một số vấn đề như:

4. Tạo ra kế hoạch nghỉ ngơi

Hội chứng chân không yên có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bà bầu không biết cách chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, bà bầu hãy lưu ý:

5. Thay đổi tư thế

Từ tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, việc nằm ngửa sẽ trở nên khó khăn hơn bởi sẽ khiến lưng dưới chịu nhiều sức ép. Do vậy, mẹ bầu hãy thử ngủ nghiêng về bên trái vì tư thế này tốt cho hệ tuần hoàn của máu. Bà bầu có thể đặt một chiếc gối phía sau lưng để hỗ trợ cho lưng dưới.

6. Thư giãn cơ bắp ở chân

Mẹ bầu hãy ngâm chân trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi đêm để thư giãn các cơ bắp chân để các cơn đau không làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chườm nóng lạnh luân phiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Bà bầu bị chân không yên có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các triệu chứng chân không yên xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không được hoạt động trong thời gian dài, chẳng hạn như ngồi quá lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon và khiến bà bầu mệt mỏi. Việc thiếu ngủ và mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ bị suy nhược, ảnh hưởng đến sự trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi làm tăng nguy cơ sinh non. Thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị kém phát triển và có thể dẫn đến suy thai.

Lưu ý cho bà bầu bị chân không yên

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị chân không yên phải làm sao? Bà bầu bị chân không yên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị chân không yên.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version