Bà bầu bị chua miệng phải làm sao?
Bà bầu bị chua miệng là một trong những trường hợp rối loạn vị giác phổ biến nhất trong thai kỳ. Điều này rất dễ gây ra tình trạng chán ăn cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy bà bầu bị chua miệng phải làm sao?
Bà bầu bị chua miệng được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị chua miệng
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng chua miệng ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Do thực phẩm
Những thực phẩm chứa nhiều axit chẳng hạn hoa quả có múi như chanh- cam- quýt, dưa chua, giấm, đồ hộp và các loại thịt tẩm nhiều gia vị đã chế biến sẵn. Bản chất những thực phẩm luôn có vị chua rất dễ ngấm mùi trong khoang miệng cộng thêm việc phụ nữ mới bước vào thai kỳ do có nhiều thay đổi thể chất đang diễn ra bên trong cơ thể. Điều này khiến cảm giác chua miệng ở bà bầu kéo dài lâu hơn.
2. Do nhiễm khuẩn
Một số trường hợp nhiễm trùng ở khoang mũi, miệng, thực quản hay đường thở có thể gây mùi khó chịu và cảm giác chua miệng khi mang thai. Nguyên nhân có vị chua trong khoang miệng là do sự phân rã của các vi sinh vật và độc tố được giải phóng. Trong tế bào miễn dịch có chứa enzyme lysozyme, đây là loại enzyme có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập. Nếu như kết hợp với các enzyme được giải phóng sẽ tạo nên vị chua khó chịu trong khoang miệng của các mẹ bầu.
3. Vệ sinh răng miệng kém
Thai phụ thường ăn nhiều bữa, khó đánh sạch kẽ răng, răng hàm nên thức ăn còn sót lại nhiều. Vì thế trong miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu hơn khi chưa mang thai. Chính vi khuẩn lây lan ở khoang miệng làm thai phụ luôn cảm giác chua miệng.
4. Do lượng axit trong dạ dày
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết cũng như những lo lắng, cảm xúc bất thường trong thai kỳ kích thích axit tiết nhiều hơn trong dạ dày. Điều này dễ dẫn đến hội chứng trào ngược dạ dày. Các khó chịu thường xảy ra vào ban đêm hoặc mới thức dậy khiến bà bầu bị ợ chua, ợ hơi. Thêm nữa, việc đối diện với cảnh “ốm nghén” liên tục những tháng đầu thai kỳ khiến phụ nữ mang thai dễ bị chua ở miệng, buồn nôn và nôn ói.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị chua miệng
Các triệu chứng của chua miệng thường dễ nhận biết, điển hình như:
Ợ hơi, ợ chua.
Chán ăn, ăn không cảm thấy ngon.
Có thể gây hôi miệng.
Nóng rát thực quản.
Cảm giác bứt rứt, khó chịu.
Cơ thể mệt mỏi, tinh thần ngày một sa sút.
Những tình trạng chua miệng thường gặp ở bà bầu
- Có bầu ăn xong bị chua miệng.
- Cách trị chua miệng cho bà bầu.
- Bà bầu chua miệng nên ăn gì.
- Làm sao để hết chua miệng khi mang thai.
- Tại sao có cảm giác chua miệng.
Cách điều trị chua miệng cho mẹ bầu
Chua miệng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm, tránh kéo dài tình trạng khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị chua miệng.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị chua miệng, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Ợ hơi, ợ chua.
- Chán ăn, ăn không cảm thấy ngon.
- Hôi miệng.
- Nóng rát thực quản.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị chua miệng tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số cách chữa chua miệng tại nhà
- Ăn một ít đồ ngọt. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên lạm dụng tránh trường hợp tăng lượng đường quá mức trong cơ thể.
- Chú trọng vệ sinh răng miệng.
- Không nên đi nằm ngay sau khi ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn.
- Uống nước chanh pha mật ong hoặc nhai vỏ chanh mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, cho hơi thở thơm mát trở lại.
- Ngoài ra còn có thể dùng gừng cắt mỏng để pha trà uống hoặc ăn sống cùng với chanh cũng có thể ngăn mùi hôi và giảm nhanh chứng chua miệng.
Bà bầu bị chua miệng có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Hiện tượng chua miệng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Các mẹ bầu bị chua miệng có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Tuy nhiên, việc này có thể khiến các mẹ ăn uống kém hơn, gây ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho thai nhi trong thai kỳ. Từ đó khiến thai nhi chậm phát triển và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những lưu ý khi bà bầu bị chua miệng
Bà bầu bị chua miệng nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh chua miệng:
- Uống nước ấm mỗi ngày, nhất là thời gian ngay sau khi ăn. Thói quen này giúp vừa bổ sung nước cho cơ thể vừa “rửa” vị chua trong miệng.
- Đun sôi một vài lá bạc hà hoặc vài lát gừng với nước. Nước trà này giúp bớt chua miệng, hơi thở thơm tho hơn.
- Gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa vì thế các mẹ nên thêm gừng trong nấu ăn, chế biến nước mắm chấm.
- Bổ sung các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, mận, mơ, dưa leo vào thực đơn hằng ngày. Quả mọng nước giúp bạn không bị chua miệng.
- Ăn nhiều các loại rau lá màu xanh đậm, rau củ tươi sạch nhiều vitamin. Trong đó, các loại rau củ như các loại đậu, bí đỏ, bắp cải, cà rốt, hành lá có tác dụng giảm nồng độ axít.
- Ăn trái cây tráng miệng có độ giòn cứng như táo, ổi, hồng giòn,… sau khi ăn bữa chính.
Bà bầu bị chua miệng không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị chua miệng không nên ăn:
- Những thực phẩm có tính axit như cà chua, trái cây có múi.
- Giấm và các loại thực phẩm lên men.
- Các loại chất kích thích
- Nước ngọt có gas.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị chua miệng phải làm sao? Bà bầu bị chua miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị chua miệng trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp