Bà bầu bị đau bụng phải làm sao?
Các cơn đau bụng khi mang thai mặc dù là bình thường, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan. Những cơn đau bụng âm ỉ, đau quặn kéo dài không chỉ khiến mẹ bầu gặp nhiều ảnh hưởng sức khỏe, mà đôi khi còn tác động đến em bé. Nếu bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì cần phải được lưu tâm nhất. Đây là những khoảng thời gian thai nhi yết và cần được bảo vệ tốt nhất. Vậy bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Những nguyên nhân và cách trị đau bụng an toàn cho mẹ bầu là gì?
Bà bầu bị đau bụng được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn và không được tự ý sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, tắm hoặc chườm nước nóng, nghỉ ngơi thật tốt, ăn uống đầy đủ cũng là những phương pháp hiệu quả giúp trị đau bụng ở phụ nữ mang thai.
4 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng
1. Đau dây chằng tròn
Điều này có thể được đặc trưng bởi một cơn đau nhói khi bạn thay đổi vị trí, hoặc nó cũng có thể là một cơn đau nhức, âm ỉ, kéo dài. Đau dây chằng tròn là do hai dây chằng lớn chạy từ tử cung đến háng của bạn. Khi tử cung phát triển, những dây chằng này bị kéo căng và tạo cảm giác khó chịu. Cơn đau này thường được báo cáo trong tam cá nguyệt thứ hai và được coi là vô hại.
2. Táo bón
Trong giai đoạn mang thai, có một hormone có tên là Progesterone được sinh ra. Khi nhiều hormone này được giải phóng, đường tiêu hóa của mẹ bầu sẽ bị chậm lại, khiến thức ăn đi chậm hơn, dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai. Táo bón là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng.
Uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục,…là những cách tuyệt vời để chống lại táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ.
3. Tử cung phát triển
Theo ông Patrick Duff, M.D – giáo sư sản khoa và phụ khoa tại Đại học Florida ở Gainesville: “Khi tử cung của mẹ bầu phát triển, nó dường như sẽ thay thế cho ruột. Điều này có thể dẫn đến buồn nôn, cảm giác đầy bụng, khó chịu, đau râm rang, đau nhói,…Khiến phụ nữ mang thai bị đau bụng hoặc những vấn đề liên quan đến phần bụng.
4. Co thắt chuyển dạ
Các cơn co thắt chuyển dạ thường bắt đầu ở phía trên tử cung, gây ra cảm giác thắt chặt dữ dội và ngày càng đau hơn. Nếu mẹ bầu cảm thấy các cơn co thắt bắt đầu từ đỉnh bụng có thể đây là dấu hiệu của chuyển dạ. Do đó, sản phụ hoặc người thân cần đi ngay đến cơ sở Y tế.
Những cơn đau bụng phổ biến thường gặp ở bà bầu
Phụ nữ mang thai bị đau bụng thường bao gồm những loại sau:
Bà bầu bị đau bụng dưới
Bà bầu bị đau bụng giun
Bà bầu bị đau bụng dưới bên phải
Bà bầu bị đau bụng bên trái
Bà bầu bị đau bụng dưới bên trái
Bà bầu bị đau bụng buồn nôn
Bà bầu bị đau bụng trên bên phải
Bà bầu bị đau bụng quanh rốn
Bà bầu bị đau bụng ở rốn
Cách trị đau bụng cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Cách tốt nhất giúp bà bầu giảm các cơn đau bụng là đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Dù mẹ bầu bị đau ít hay nhiều thì cũng không được phép chủ quan, bởi lẽ mẹ sẽ không biết chắc được đằng sau những cơn đau đó sẽ là điều gì đang đợi. Do đó, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên nhé.
2. Không được tự ý sử dụng thuốc
Đối với những cơn đau bụng, người ta sẽ có thói quen ra tiệm thuốc mua những loại thuốc có tác dụng trị đau. Đối với người bình thường, việc tự ý dùng thuốc có thể sẽ không sao. Nhưng đối với bà bầu thì tuyệt đối không được, bởi lẽ giai đoạn mang thai cơ thể mẹ sẽ thay đổi rất nhiều, nên những thành phần thuốc đó có thể không còn phù hợp với cơ địa của mẹ nữa.
3. Tắm nước ấm
Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị đau bụng có thể trị bằng cách tắm nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm ấm, làm dịu cơn đau, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn và cơn đau sẽ giảm rõ rệt.
Nếu không tiện để tắm, bà bầu có thể lấy một cái khăn sạch và thấm nước ấm, sau đó đặt vào vùng bụng bị đau trong khoảng 10 phút. Mẹ bầu sẽ ngay lập tức nhận thấy sự hiệu quả đấy.
4. Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ
Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ cũng là một phương pháp hiệu quả giúp trị đau bụng ở bà bầu. Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức kèm với chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng sẽ mang lại cho mẹ bầu một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng tốt sẽ bảo vệ cơ thể bà bầu trước mọi bệnh tật và các tác hại xấu.
Bà bầu bị đau bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu bị đau bụng khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, dẫn đến ăn không ngon hoặc chán ăn. Chán ăn, bỏ bữa khiến mẹ không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thai nhi bị ốm yếu, có khả năng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
2. Nguy cơ sảy thai
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng cần phải đặc biệt lưu tâm. Theo nhiều nghiên cứu, có một điều không may rằng có đến 15 – 20% các trường hợp mang thai dễ bị sẩy thai ở giai đoạn này. Thời gian 3 tháng đầu thai nhi còn rất yếu, rất khó có thể tự mình chống lại các yếu tố bất lợi. Do đó, nếu mẹ bầu bị đau bụng ở tam cá nguyệt thứ nhất, đặc biệt gặp các tình trạng như chảy máu, chuột rút thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
3. Dấu hiệu của sinh non
Sinh non là trường hợp mẹ bầu sinh con sớm trước dự kiến, thường là trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Dấu hiệu sinh non bao gồm các triệu chứng đau lưng kéo dài, các cơn co thắt có thể có hoặc không kèm theo rò rỉ dịch âm đạo, máu hoặc các cơn đau bụng và chuột rút.
4. Bong nhau thai
Nhau thai là nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nó thường cấy cao trên thành tử cung và không tách ra cho đến khi mẹ bầu sinh bé. Trong những trường hợp hiếm gặp, cứ 200 ca sẽ gặp 1 ca, thì nhau thai có thể bị tách ra khỏi thành tử cung. Nhau thai tách ra khỏi tử cung là một biến chứng nguy hiểm, thường gặp nhất trong ba tháng cuối thai kỳ.
Dấu hiệu của bong nhau thai là:
- Các cơn đau bụng, đau thắt vùng bụng.
- Chảy máu tử cung, co thắt tử cung bất thường, và suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai.
- Các cơ co thắt gây đau.
- Mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau lưng.
Lưu ý khi bà bầu bị đau bụng
Mẹ bầu bị đau bụng nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị đau bụng nên ăn:
- Thực phẩm giàu protein: trứng, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, bơ, bắp, các loại hạt, cá hồi,…
- Thực phẩm giàu vitamin: cà rốt, khoai lang, bí, rau diếp, trái cây, rau củ, các loại rau có lá xanh thẫm,…
- Thực phẩm giàu khoáng chất (đặc biệt là sắt và canxi): đậu hủ, các loại hạt, cải bó xôi, gà tây, ngũ cốc, khoang lang,…
- Thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, sữa chua, súp, nước hầm,…
Mẹ bầu bị đau bụng không nên gì?
Phụ nữ mang bầu bị đau bụng không nên ăn gì:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán.
- Các thực phẩm khó tiêu như xôi, bánh mì.
- Các thực thẩm để qua đêm.
- Các thực phẩm đã nguội lạnh.
Khi nào bà bầu bị đau bụng cần đến gặp bác sĩ?
Phụ nữ có thai bị đau bụng cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Đau dữ dội hoặc kéo dài
- Nổi mẩn hoặc chảy máu
- Sốt
- Ớn lạnh
- Dịch âm đạo
- Đi tiêu, đi tiểu khó khăn
- Buồn nôn và ói mửa
- Rối loạn thị giác
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Bà bầu bị đau bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau bụng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp