Bà bầu bị đau dây chằng phải làm sao?
Bị đau dây chằng trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Dây chằng là một nhóm mô xơ cứng có vai trò hỗ trợ hoạt động của cơ bắp và nâng đỡ các cơ quan nội tạng, trong đó có tử cung. Dây chằng được gắn vào mỗi bên của tử cung và bên thành khung xương chậu. Đau dây chằng thường xuất hiện khi mẹ bầu bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng giữa với những cơn đau ở mức độ nhẹ và tần suất ít. Nhưng tới 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi càng phát triển, mức độ đau càng nặng và tần suất xuất hiện càng nhiều. Vậy bà bầu bị đau dây chằng phải làm sao?
Bà bầu bị đau dây chằng là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau dây chằng
Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
Đồng thời, thai nhi phát triển, các dây chằng căng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung. Những thay đổi này đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng của thai phụ.
Một số cử động khiến các cơn đau dây chằng khi mang thai phát sinh, bao gồm:
- Đi bộ
- Lăn qua lăn lại trên giường
- Đứng lên nhanh chóng
- Ho
- Hắt xì
- Cười nhiều
- Một số chuyển động đột ngột khác.
Dấu hiệu bà bầu bị đau dây chằng
Các mẹ bầu bị đau dây chằng thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:
- Đau khi đứng hay ngồi quá lâu.
- Cảm thấy đau nhói khi đột ngột thay đổi vị trí như: Đứng, ngồi, rời khỏi giường hay thậm chí chỉ vì ho.
- Đi bộ hay làm việc quá sức khiến mẹ bầu cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở bụng dưới.
- Các cơn đau thường xuyên xuất hiện ở lưng, đùi xương chậu hoặc phần bụng.
- Cảm giác nặng trịch ở vùng xương chậu, đau ê ẩm và có cảm giác như con sắp chào đời.
- Thường xuất hiện ở các mẹ đã từng sinh con hơn là những mẹ mới mang thai lần đầu.
Cách khắc phục cho bà bầu bị đau dây chằng
Để tránh tình trạng đau dây chằng, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như:
Ngồi hoặc nằm nghỉ tại chỗ
Đợi khi cơn đau qua đi mới tiếp tục làm việc. Nếu bị đau trong lúc ngủ, mẹ hãy nằm nghiêng về bên không đau, đồng thời cong đầu gối về phía bụng, kê gối bên dưới bụng, giữa hai chân và đằng sau lưng để giảm áp lực của dây chằng.
Chườm nóng
Nếu đau quá, mẹ bầu có thể chườm nóng bằng khăn nhúng nước ấm để làm dịu các cơn đau nhưng cần chú ý tới nhiệt độ của nước, không được quá nóng. Ngoài ra mẹ cũng không nên chườm lâu quá có thể ảnh hưởng tới nhiệt độ vùng bụng.
Đai đỡ bụng bầu
Mẹ bầu có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu khi phải đứng, ngồi lâu hay di chuyển nhiều. Đai này sẽ giúp mẹ giảm bớt áp lực của bụng bầu lên dây chằng. Tuy nhiên, mẹ không nên lệ thuộc quá nhiều vào nó vì như vậy sẽ khiến các dây chằng, cơ lưng hông hoạt động ít đi, gây ra hậu quả về vấn đề trường lực sau sinh của mẹ bầu. Tốt nhất trước khi dùng, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng sao cho phù hợp nhất.
Tập thể dục
Tập thể dục khi mang thai cũng là cách giảm đau dây chằng hiệu quả vì nó giúp các cơ, dây chằng khỏe và co giãn tốt hơn. Trong thai kỳ, mẹ nên tập một vài môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, bơi lội,… Trước khi tập, mẹ hãy khởi động các cơ và khớp thật linh hoạt nhé.
Bà bầu bị đau dây chằng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị đau dây chằng dẫn đến các tình trạng đau nhức chán ăn, bỏ ăn, mệt mỏi,…Bà bầu mệt mỏi, suy nhược sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu bị suy nhược thì thai nhi có thể sẽ không phát triển khỏe mạnh. Thậm chí nếu ảnh hưởng đó kéo dài, bà bầu có khả năng sinh non, thai nhi sinh ra ốm yếu, nhẹ cân.
Trong trường hợp, đau dây chằng dai dẳng, co thắt, sốt thì mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Điều này để tránh tình trạng xấu nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu bị đau dây chằng nên đến ngay bác sĩ khi :
Đau dây chằng khi mang thai rất nguy hiểm khi đi kèm các triệu chứng khác như:
Đau kéo dài
Chảy máu
Co thắt
Sốt
Ớn lạnh
Buồn nôn, ói mửa…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị đau dây chằng phải làm sao? Bà bầu bị đau dây chằng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau dây chằng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp