Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao?

Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao?

Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao?

Hệ thống dây thần kinh liên sườn là những rễ dây thần kinh tủy ngực đoạn phía trước có chức năng điều phối da và cơ ở ngực và bụng. Đau dây thần kinh liên sườn là hội chứng gây tổn thương các rễ thần kinh liên sườn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau một bên cơ thể từ trước ngực (khu vực xương ức) lan dọc theo mạn sườn ra phía sau cột sống, đau suốt ngày đêm,… Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này do những thay đổi trong thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao?

Phụ nữ mang thai bị đau dây thần kinh liên sườn được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm gì?

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, hàm lượng hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Các chất lỏng gia tăng sinh ra hiện tượng phù nề, chèn ép lên dây thần kinh liên sườn.

2. Sứ ép từ thai nhi

Trong suốt thai kỳ, thai nhi ngày một lớn lên, khu vực dưới cơ hoành mở rộng chèn ép lên khoang ngực. Từ đó đè nén lên dây thần kinh liên sườn gây ra tình trạng đau.

3. Nhiễm virut Herpes

Người phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Herpes Zoster gây ra bệnh Zona thần kinh cũng gây nên những cơn đau rát và nổi mụn nước quanh khu vực hệ thống thần kinh liên sườn.

4. Một số nguyên nhân khác

Các dấu hiệu khi bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn

Các triệu chứng của đau dây thần kinh liên sườn thường dễ nhận biết, điển hình như:

Cơn đau xuất hiện ở một bên sườn (thường là bên trái), có thể lan kéo ra phía sau lưng.

Đau nhói, rát hoặc âm ỉ, dữ dội như điện giật ở khu vực liên sườn.

Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi hay vận động.

Ở phụ nữ mang thai, cơn đau có thể đến thường xuyên do khối lượng khoang ngực lúc này bị lớn hơn, chèn ép nặng hơn.

Những tình trạng đau dây thần kinh liên sườn thường gặp ở bà bầu

  • Mang bầu bị đau mạn sườn trái.
  • Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai.
  • Bà bầu bị chèn dây thần kinh.
  • Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn bên trái.

Cách điều trị đau dây thần kinh liên sườn cho mẹ bầu

Đau dây thần kinh liên sườn là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn.

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị đau dây thần kinh liên sườn tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ) sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số phương pháp giúp giảm triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn

Xoa bóp

Mẹ bầu nên nhờ người thân xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng đau nhức để làm giãn dây thần kinh. Việc này sẽ kích thích mạch máu lưu thông, giải phóng tắc nghẽn và kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Chườm nóng, lạnh

Liệu pháp nhiệt bao gồm chườm nóng và chườm lạnh. Đây là biện pháp điều trị đơn giản nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng. Với trường hợp cơn đau đi kèm với biểu hiện nóng, sưng viêm, bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn nên sử dụng túi chườm lạnh để tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.

Yoga

Yoga là bộ môn thích hợp với mẹ bầu vì động tác đa dạng và nhẹ nhàng. Bà bầu nên thực hiện những động tác này để cải thiện hệ thống dây thần kinh, xương khớp và gân cốt. Tập luyện yoga còn đem lại lợi ích trong quá trình sinh nở, giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi sinh em bé.

Nằm, ngồi, đứng đúng tư thế

Các mẹ có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ như gối dành riêng cho bà bầu khi nằm. Dùng gồi nhỏ kê ở vùng thắt lưng khi ngồi để đảm bảo cột sống ở tư thế cân bằng. Ngoài ra có thể sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm bớt áp lực lên cơ thể mẹ và có thể dễ dàng đứng thẳng được.

Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Hầu hết các bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp đau nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thai .

Đau thần kinh liên sườn khiến chị mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, sút cân. Từ đó khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng và giảm sút tinh thần. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Dùng thuốc là một phương pháp điều trị hữu hiệu đối với đau dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai lại là điều rất kiêng kỵ. Bởi việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Những lưu ý khi bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn:

Mẹ bầu bị đau dây thần kinh liên sườn không nên ăn gì?

Những thực phẩm không nên ăn:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao? Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi đau dây thần kinh liên sườn trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version