Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị đau hông phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị đau hông phải làm sao?

Bà bầu bị đau hông phải làm sao?

Bà bầu bị đau hông phải làm sao?

Đau hông khi mang thai là một triệu chứng phổ biến mà bà bầu có thể gặp phải, thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt là ở 3 tháng cuối. Điều này xảy ra bởi vì cơ thể mẹ bầu đang chuẩn bị cho chuyển dạ. Theo nghiên cứu có khoảng 20% phụ nữ mang thai trải qua triệu chứng đau hông. Cơn đau có thể tập trung ở bên hông hoặc phía sau hông, đôi khi là ở vùng xương chậu. Cơn đau có thể thể hiện một cách nhẹ nhàng hoặc đau dữ dội, có thể đến từ từ hoặc đột ngột. Vậy bà bầu bị đau hông phải làm sao?

Bà bầu bị đau hông được khuyên nên đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ và không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau. Bên cạnh đó là thử tập một số bài tập có tác dụng giảm cơn đau hông mà Medplus gợi ý. Chăm chỉ vận động nhẹ, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học.

Bị đau hông khi mang thai phải làm sao? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông khi mang thai

1. Thay đổi nội tiết tố

Sự gia tăng hormone thai kỳ relaxin là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau xương hông. Hormone relaxin có tác dụng làm giãn các dây chằng tử cung, giúp tạo không gian cho bào thai ngày càng phát triển và hỗ trợ việc sinh con qua đường âm đạo được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình giúp giãn thì relaxin lại gây áp lực lên vùng xương chậu, đặc biệt là phần lưng và hông, gây đau lưng và hông cho bà bầu.

2. Tăng cân

Tăng cân khi mang thai cũng là một trong số các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông. Khi mang thai nhu cầu ăn uống của mẹ bầu cao hơn bình thường nên rất dễ tăng cân. Tăng cân dẫn đến áp lực cho xương và các khớp xương, tăng cân quá mức sẽ khiến đau hông và các khó chịu khác.

Các bác sĩ khuyên bà bầu nên tăng từ 4 – 10 kg trong khi mang thai đơn. Ngoài ra số lượng tăng cân có thể được thay đổi tùy vào thể trạng ban đầu của mẹ. Nếu bà bầu tăng cân mất kiểm soát hãy đến gặp chuyên gia y tế ngay để được giúp đỡ.

3. Loãng xương

Một số cơn đau hông có thể bị gây ra bởi tình trạng loãng xương. Tình trạng này thường bắt đầu ở giai đoạn mang thai tháng thứ 2 hoặc thứ 3 và có thể liên quan đến mức canxi và kali.

Tình trạng thiếu canxi hoặc kali là nguyên nhân khiến bà bầu bị loãng xương, xương yếu, xương không chắc khỏe,…dẫn đến tình trạng đau hông khi mang thai, đôi khi còn bị gãy xương.

4. Đau thần kinh tọa

Bà bầu bị đau hông tháng thứ 2 hoặc thứ 3 nguyên nhân có thể là do chứng đau dây thần kinh tọa. Ở giai đoạn này, khi thai nhi càng lớn thì áp lực đè lên từ cung càng nhiều khiến cho từ cung đè lên dây thần kinh tọa. Cơn đâu có thể làn xuống lưng, hông và chân, đem đến những cơn đau nhức khó chịu cho bà bầu.

5. Một số nguyên nhân khác

Dấu hiệu bà bầu bị đau hông

Những dấu hiệu khi bị đau hông

Bị đau hông khi mang thai thường có những biểu hiện như:

Các tình trạng đau hông thường gặp ở bà bầu

Thai phụ bị đau hông khi mang thai thường gặp những tình trạng sau:

Cách điều trị tình trạng đau hông cho bà bầu

Cách điều trị tình trạng đau hông, đau lưng khi mang thai cho mẹ bầu

1. Đến gặp chuyên gia y tế

Đau hông khi mang thai là điều bình thường, tuy nhiên nếu những cơn đau kéo dài và đem đến cho mẹ những bất tiện trong cuộc sống, thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Hãy nói chuyện với chuyên gia về những cảm giác đau mà bạn gặp phải. Chuyên gia sẽ gợi ý cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp cải thiện tình trạng đau hông hiệu quả.

2. Không tự ý dùng thuốc giảm đau

Một vài cơn đau đến và khiến bà bầu mệt mỏi, đem đến cảm giác khó chịu và đau đớn, khiến mẹ bầu nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc giảm đau để hạ cơn đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thai kỳ là không được khuyến cáo, đặc biệt là thuốc giảm đau vì một số thành phần thuốc có thể gây hại cho mẹ và bé. Do đó, hãy đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

3. Bài tập giúp giảm đau hông cho bà bầu

Ngồi thoải mái trên mép chăn gấp và bắt chéo một mắt cá chân qua đầu gối đối diện. Làm tương tự hoặc nếu không hãy để thư giãn chân còn lại. Sau đó, bạn chỉ cần ngồi hoặc cẩn thận về nghiêng về phía trước. Cứ như vậy khoảng 2 – 3 phút thì đổi chân còn lại. Lặp lại động tác khoảng 5 lần mỗi lần tập.

Nếu bà bầu có thể giữ cân bằng tốt, tư thế này là bài tập tuyệt vời để mở hông và tạo sức mạnh ở chân đứng. Tìm một gờ ở độ cao khoảng hông hoặc cao hơn và đứng trước nó. Sau đó đặt mắt cá chân của bạn trên đầu gối đối diện và gập về phía trước. Giữ chân đứng của bạn uốn cong nhẹ nhàng – bạn càng nghiêng về phía trước thì hông sẽ càng căng, càng có tác dụng làm giảm đau hông khi mang thai.

Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây và lập lại với chân còn lại. Thực hiện động tác này 4  – 5 lần mỗi lần tập.

Tư thế cây cầu – hiệu quả trong việc làm giàm cơn đau

Nằm ngửa (đặt một chiếc chăn nhỏ dưới lưng dưới nếu bà bầu bị đau hông khi đang trong 3 tháng giữa trở đi), hai tay úp xuống mặt thảm/ sàn và đặt hai bên người. Gập đầu gối lại sao cho hai tay có thể nắm lấy cổ chân. Khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai. Sau đó nâng hông lên để tạo một đường thẳng từ đầu gối đến hông. Hãy thư giãn và giữ tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó thả người xuống và lập lại sau 30 giây tiếp theo. Thực hiện động tác này từ  5 – 6 lần mỗi lần tập.

Cách ngừa đau hông khi mang thai

Bà bầu bị đau hông có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị đau hông – ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Phụ nữ có bầu bị đau hông, đau xương sườn, đau lưng hay gặp bất kỳ vấn đề nào khi mang thai đều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của mẹ bầu. Những cơn đau sẽ khiến bà bầu chán ăn, không muốn ăn dẫn đến cơ thể không hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết để nuôi thai nhi. Cơ thể mẹ không đủ dinh dưỡng dẫn đến thai nhi không có ddue r điều khiện phát triển khỏe mạnh. Từ đó dễ xảy ra các tình trạng như:

Bên cạnh đó, đau hông khi mang thai cũng khiến bà bầu mệt mỏi, suy nhược khiến tâm trạng mẹ không tốt. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ sinh ra ở những bà bầu bị trầm cảm, tâm hay lo âu, stress thường có xu hướng dễ cáu gắt hơn so với những em bé khác. Về quá trình phát triển sau này cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Cụ thể trẻ có khả năng trầm cảm, ít nói, ngại giao tiếp,…

Bà bầu bị đau hông 3 tháng đầu – nguy cơ sảy thai

Mặc dù đau hông khi mang thai là điều bình thường, tuy nhiên ở một số trường hợp nó lại là dấu hiệu của sự nguy hiểm. Nếu bà bầu bị đau hông 3 tháng đầu kèm những tình trạng sau, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay vì có nguy cơ sảy thai rất cao.

Những triệu chứng nguy hiểm khi phụ nữ mang thai bị đau hông:

Lưu ý khi bà bầu bị đau hông

Chế độ ăn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Bà bầu bị đau hông nên làm gì?

Bà bầu bị đau hông không nên làm gì?

Phụ nữ có bầu bị đau hông nen kiêng làm những điều sau:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đau hông phải làm sao? Bà bầu bị hông có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị hông.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version