Bà bầu bị đau khớp gối phải làm sao?
Đau khớp gối khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở mẹ bầu và hầu như phụ nữ mang thai vào cũng từng trải qua. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là không thể giống nhau. Những cơn đau kéo dài thường xuyên khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau khớp gối phải làm sao?
Bà bầu bị đau khớp gối được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau khớp gối
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đau khớp gối ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone relaxin tăng lên nhiều so với cơ thể bình thường. Loại hormone này không chỉ khiến khớp gối đau nhức mà còn khiến cho vùng xương chậu hay một số vị trí xương khác bị đau theo. Và đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau nhức khớp gối.
2. Tăng cân
Khi mang thai, mẹ bầu đã từng trải qua vấn đề tăng cân nhiều và có thể tăng cân mất kiểm soát, đặc biệt là thời kỳ 3 tháng cuối thai kỳ. Khớp gối là vị trí xương khớp phải chịu nhiều sức ép của cơ thể. Vấn đề tăng cân đã gây ra không ít sức khỏe lên khớp gối. Mẹ bầu di chuyển càng nhiều thì những cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
3. Cơ thể thiếu chất
Hiện tượng đau khớp gối thường phát sinh nếu cơ thể thiếu hụt hàm lượng canxi và vitamin D. Sự thiếu hụt đó khiến cho các tế bào xương sụn không còn chắc khỏe và rất dễ dẫn đến tình trạng bị thoái hóa khớp.
4. Ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ không đúng cũng có thể là tác nhân khiến cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đau khớp gối. Nếu buổi tối mẹ bầu nằm ngủ với tư thế co một bên chân thì rất có thể sáng hôm sau các cơn đau nhức ở đầu gối kéo đến và cả vùng hông.
5. Tính chất công việc
Công việc buộc mẹ bầu phải đi lại nhiều hay công việc ngồi nhiều một chỗ, ít vận động như: nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân,… rất dễ mắc phải một số bệnh lý về xương khớp, trong đó có cả chứng đau khớp gối.
6. Hậu quả của một số bệnh lý khác
Bên cạnh những yếu tố trên thì vẫn còn thêm những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc phải chứng đau khớp gối. Trong đó cần kể đến những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải như: bị loãng xương, suy tuyến giáp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc là những bệnh ký khác về xương khớp.
Những tình trạng đau khớp gối thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị mỏi đầu gối.
- Mẹ bầu bị đau khớp gối.
- Bà bầu bị đau nhức xương khớp.
- Bầu tháng cuối đau đầu gối.
- Đau khớp gối khi mang thai.
- Đau nhức chân khi mới mang thai.
Cách điều trị đau khớp gối cho mẹ bầu
Đau khớp gối tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị đau khớp gối.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị đau khớp gối, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi tình trạng này xuất hiện thường xuyên, kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị đau khớp gối tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Duy trì sự tăng cân của mình một cách hợp lý.
- Phân bổ thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý.
- Có tư thế ngủ đúng đắn và không mang vác đồ vật nặng.
- Bổ sung thêm canxi trong thời gian mang thai.
- Chườm nóng, chườm lạnh.
- Massage đầu gối với một ít tinh dầu.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ trong suốt thời gian mang thai.
Bà bầu bị đau khớp gối có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Đau khớp gối không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, không ảnh hưởng trưc tiếp đến thai nhi nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị đau khớp gối vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Tuy nhiên, những trường hợp nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra viêm khớp gối và những tác động tiêu cực đến thai. Việc lo lắng quá mức cần thiết và những bất tiện khi bị đau khớp gối có thể khiến mẹ bầu sa sút tinh thần, chán ăn, cơ thể suy yếu. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Những lưu ý khi bà bầu bị đau khớp gối
Bà bầu bị đau khớp gối nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh đau khớp gối:
- Rau lá xanh như: cải bó xôi, rau cần, rau cải, súp lơ,….
- Các loại trái cây giàu citamin và khoáng chất.
- Thực phẩm giàu các Vitamin D và Omega-3 như: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá cháy Hilsa, cá ngừ,…
- Hành tây.
- Nước cam.
- Nghệ vàng và gừng.
Bà bầu bị đau khớp gối không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị đau khớp gối không nên ăn:
- Thực phẩm chứa cholesterol cao.
- Các loại chất kích thích.
- Thực phẩm có lượng đường cao.
- Các món quá mặn, chứa nhiều muối.
- Thực phẩm chứa nhiều omega – 6 như: dầu lạc, dầu hướng dương, dầu thực vật, dầu hạt cải, dầu ngô,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau khớp gối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị đau khớp gối trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp