Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị đau rốn phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị đau rốn phải làm sao

Bà bầu bị đau rốn phải làm sao

Bà bầu bị đau rốn phải làm sao?

Bị đau rốn ở bà bầu trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Đau rốn khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, nhất là càng về những tuần cuối thì mẹ lại càng cảm thấy đau nhức hơn. Có những mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng nhưng cũng có mẹ cảm thấy đó là nỗi kinh hoàng và khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy bà bầu bị đau rốn phải làm sao?

Bà bầu bị đau rốn là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và thăm khám định kỳ thường xuyên.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau rốn

Phụ nữ có thai bị đau rốn do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Sự căng da bụng và các cơ bắp

Để thai nhi có đủ không gian phát triển, vùng da và cơ bắp quanh bụng phải căng ra hết mức và điều này làm phần rốn của bạn bị đẩy ra phía trước, gây khó chịu. Đối với nhiều phụ nữ, cảm giác khó chịu do bị căng da chỉ xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ.

Áp lực tử cung

Khi mang thai, tử cung giãn nhanh gây áp lực đến vùng rốn và gây ra những cơn đau cho mẹ. Đặc biệt, trong những tháng đầu và gần cuối thai kỳ, những cơn đau này diễn ra khá dữ dội.

Rốn lồi ra ngoài

Khi da bụng căng ra, phần rốn của bạn sẽ bị đẩy ra phía ngoài. Khi rốn ma sát với lớp quần áo, có thể hơi gây khó chịu, thậm chí gây đau cho mẹ bầu. Có thể cải thiện bằng cách mặc quần áo mềm mại hoặc dùng bông mềm băng rốn lại.

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ trên cơ bụng. Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Nhưng thỉnh thoảnh cũng xuất hiện ở người lớn, do tăng áp lực ổ bụng khi tăng cân quá nhiều. Đa số các trường hợp có thể khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp, mẹ phải thực hiện một tiểu phẫu để giải quyết tình trạng này.

Nhiễm trùng đường ruột

Nếu bị đau quặn, dữ dội ở vùng bụng quanh rốn kết hợp với buồn nôn, tiêu chảy và sốt. Có thể bạn đang đối mặt với tình trạng nhiễm trùng đường ruột rất nguy hiểm. Ói mửa và tiêu chảy có thể gây ra các cơn co thắt của tử cung. Đồng thời, nhiễm trùng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tình trạng này.

Cách khắc phục cho bà bầu bị đau rốn

Bà bầu bị đau rốn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đau rốn khi mang thai tưởng chừng rất đơn giản nhưng cũng có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng tình trạng này cũng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu. Vì vậy mẹ không nên chủ quan mà hãy chăm sóc điểm trung tâm của vùng bụng này một cách cẩn thận, để vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa đảm bảo sức khỏe mẹ

Bà bầu bị đau rốn cần gặp bác sĩ ngay nếu:

Nếu sau khi đã áp dụng các cách trên mà không thấy đỡ, mẹ bầu có thể nên hỏi ý kiến bác sỹ để có được lời khuyên bổ ích hơn. Liên lạc với bác sỹ ngay nếu bạn đau nhiều hơn khi kèm thêm dấu hiệu sau :

Sốt

Nôn mửa

Sưng

Đau rút bụng

Chảy máu

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị đau rốn phải làm sao? Bà bầu bị đau rốn có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau rốn.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version