Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị đau thần kinh tọa phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bà bầu bị đau thần kinh tọa phải làm sao?

Bà bầu bị đau thần kinh tọa phải làm sao?

Bà bầu bị đau thần kinh tọa phải làm sao?

Bệnh đau thần kinh tọa (Sciatica) là tình trạng dây thần kinh hông to bị chèn ép nên tổn thương. Khi đó các triệu chứng đau thần kinh tọa diễn ra hàng loạt gồm có đau nhức, khó chịu dọc từ thắt lưng xuống hông, sau đùi, bắp chân, cổ chân, đến bàn chân. Do quá trình phát triển của thai nhi, bà bầu là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bệnh này cần phải chữa trị càng sớm càng tốt, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy bà bầu bị đau thần kinh tọa phải làm sao?

Bà bầu bị đau thần kinh tọa được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau thần kinh tọa

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Sự chèn ép của thai nhi

Thông thường khi bào thai lớn dần lên trong tử cung sẽ chèn ép dây thần kinh, tạo áp lực lên xương khớp, gây đau cho bà bầu. Sự phát triển to lên của ngực, bụng cũng khiến cho trọng tâm của bạn thay đổi tập trung về phía trước, làm tăng độ cong của cột sống. Điều này khiến cho các cơ bắp ở vùng chân và hông phải thắt chặt lại để chống lại trọng lượng cơ thể dồn về phía trước, từ đó chèn ép các dây thần kinh.

2. Thoát vị đĩa đệm

Nếu thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh cực kì nguy hiểm thì thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng lại có thể trực tiếp gây nên những cơn đau thần kinh tọa. Khi đĩa đệm tràn ra phía bên ngoài bao khớp sẽ chèn lên dây thần kinh tại hông. Từ đó, dây thần kinh tọa bị chèn ép và tạo nên sự đau đớn. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ phía hông nhưng theo thời gian nếu không được khắc phục chắc chắn sẽ đau lan xuống dưới và tạo nên những cơn đau kéo dài.

3. Hệ quả của một số bệnh lý khác

Những bệnh lý như tiểu đường, béo phì, táo bón, vận động sai tư thế, khuân vác vật nặng, tập thể thao chưa đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng này

Các dấu hiệu khi bà bầu bị đau thần kinh tọa

Các triệu chứng của đau thần kinh tọa thường dễ nhận biết, điển hình như:

Cơn đau có thể xuất hiện ở đầu thai kỳ và tăng dần vào những tháng cuối thai kỳ.

Triệu chứng đau thần kinh tọa đầu tiên, dễ nhận biết là cảm nhận được những cơn đau ở chân, thắt lưng xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài trong nhiều giờ.

Cơn đau xuất phát từ thắt lưng lần lượt di chuyển sang hông, xuống đùi, đầu gối và đến tận gót chân.

Mỗi khi vận động mạnh hay là ho, hắt hơi, leo cầu thang, thay đổi tư thế,… đều gây ra đau nhức.

Có cảm giác như như có kiến bò, như bị kim châm từ thắt lưng đến gót chân.

Trường hợp nặng hơn có thể gây mất cảm giác ở chân, đại tiện, tiểu tiện không tự làm chủ được, đôi lúc còn bị tê liệt tạm thời, không thể hoạt động như bình thường được.

Những tình trạng đau thần kinh tọa thường gặp ở bà bầu

  • Cách làm giảm đau thần kinh tọa ở bà bầu.
  • Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Đau dây thần kinh hông khi mang thai.
  • Đau thần kinh tọa có mang thai được không.
  • Mang thai bị đau mông trái.

Cách điều trị đau thần kinh tọa cho mẹ bầu

Điều trị đau thần kinh tọa cho bà bầu

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị đau thần kinh tọa.

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị đau thần kinh tọa, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị đau thần kinh tọa tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ nơi và vận động vừa phải sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác

Bà bầu bị đau thần kinh tọa có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Hầu hết các bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.

Tuy nhiên, nếu đau thần kinh tọa có sự chèn ép đĩa đệm vào rễ thần kinh có khả năng gây tê liệt và giảm vận động, xuất hiện dị cảm. Nếu không tìm ra nguyên nhân và phương pháp chữa trị đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.

Trong trường hợp này, có thể dẫn đến các tình trạng như:

Những lưu ý khi bà bầu bị đau thần kinh tọa

Bà bầu bị đau thần kinh tọa nên ăn gì?

Mẹ bầu bị đau thần kinh tọa nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh đau thần kinh tọa:

Các nghiên cứu cho thấy, Vitamin B6 giúp dẫn truyền thần kinh, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Có thể bổ sung Vitamin B6 qua các loại thực phẩm: Thịt gia cầm (gà, vịt, ngang,…), các loại ngũ cốc và hạt như đậu nành, đậu xanh, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu phộng,…

Vitamin B9 có tác dụng hỗ trợ tổng hợp DNA, tác động lớn đến việc tái tạo cấu trúc máu và tế bào, tham gia vào quá trình hoạt động dẫn truyền của các dây thần kinh. Các thực phẩm giàu vitamin B9 như: đậu hà lan, măng tây, bông cải xanh, nấm, bơ, cam, quýt, ngũ cốc,…

Ngoài Vitamin nhóm B thì Vitamin C cũng là dưỡng chất có lợi cho người bệnh đau thần kinh tọa. Thực phẩm chứa vitamin C như: cam, bưởi, quýt, dứa, ổi, xoài, cà chua, kiwi, đu đủ, rau bina, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang,…

Bà bầu bị đau thần kinh tọa không nên ăn gì?

Những thực phẩm bà bầu bị đau thần kinh tọa không nên ăn:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau thần kinh tọa phải làm sao? Bà bầu bị đau thần kinh tọa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi đau thần kinh tọa trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version